Giải mã thương vụ PayPal thâu tóm Paidy

Diendandoanhnghiep.vn Mới đây, PayPal đã mua lại “kỳ lân” Paidy của Nhật Bản, đánh dấu sự kết hợp lớn trong không gian đang phát triển nhanh chóng “mua trước, trả sau” (BNPL).

Ít nhất “gã khổng lồ” thanh toán của Mỹ phải bỏ ra 300 tỷ yên Nhật (khoảng 2,7 tỷ USD). Theo CB Insights, mức giá 2,7 tỷ USD đã cao hơn gấp đôi so với mức định giá gần đây nhất của Paidy, 1,2 tỷ USD trong tháng 3 vừa qua. Điều đó khiến Paidy trở thành một trong những “kỳ lân” hàng đầu của Nhật Bản.

PayPal đã mua lại “kỳ lân” Paidy của Nhật Bản với giá 2,7 tỷ USD.

PayPal đã mua lại “kỳ lân” Paidy của Nhật Bản với giá 2,7 tỷ USD.

Nở rộ các dịch vụ BNPL.

Có thể nói, các dịch vụ “mua trước, trả sau” đã trở nên phổ biến như một cách để tiếp cận người tiêu dùng trẻ hơn và bắt kịp với sự chuyển dịch nhanh chóng sang mua sắm trực tuyến trong đại dịch COVID-19.

các dịch vụ “mua trước, trả sau” đã trở nên phổ biến như một cách để tiếp cận người tiêu dùng trẻ.

Các dịch vụ “mua trước, trả sau” đã trở nên phổ biến trong giới tiêu dùng trẻ.

BNPL đơn giản chỉ là một hình thức tín dụng mà ở đó khách hàng không cần phải trả tiền ngay lập tức cho người bán mà có thể trả góp dần dần với nhiều lựa chọn mất phí hoặc không mất phí, hoặc trả lãi suất trong khoảng thời gian cho phép.

Đáng chú ý, trong phần lớn các trường hợp, khách hàng chỉ phải cung cấp một số thông tin cá nhân, và ứng dụng sẽ sử dụng các thuật toán và dữ liệu để phân tích và xét duyệt cung cấp dịch vụ. 

Có thể thấy, dịch vụ BNPL này là không mới, nhưng các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này khác biệt so với các nhà cung cấp thẻ tín dụng và ngân hàng truyền thống ở chỗ họ cung cấp nhiều lựa chọn không tính lãi suất hay phí. Người dùng cũng không phải đăng ký hay lập tài khoản, người bán là bên trả phí giao dịch, tính theo phần trăm đơn hàng.

Người bán là bên trả phí giao dịch, nghe có vẻ không hợp lý cho lắm, nhưng để đổi lại, người bán có thể tăng số lượng hàng bán ra, cải thiện doanh số bán hàng và số lượng khách hàng. Đó là những kỳ vọng mà theo dữ liệu phân tích từ phía những nhà cung cấp dịch vụ BNPL đã cho thấy.

chi tiêu trên các nền tảng này được kỳ vọng sẽ đạt giá trị hơn 1.000 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2025.

Chi tiêu trên các nền tảng BNPL ước tính hơn 1.000 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2025.

Năm ngoái, tại Mỹ, ước tính người tiêu dùng đã chi hơn 20 tỷ USD thông qua việc sử dụng các dịch vụ BNPL. Thật ngạc nhiên khi chi tiêu trên các nền tảng này được kỳ vọng sẽ đạt giá trị hơn 1.000 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2025.

Thương vụ của PayPal có ý nghĩa gì?

Trong một tuyên bố, PayPal nói rằng việc mua lại là để mở rộng "khả năng phân phối và mức độ liên quan của họ trong thị trường thanh toán nội địa Nhật Bản, một thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba trên thế giới”, và công ty có 4,3 triệu tài khoản đang hoạt động tại đây.

Thương vụ của PayPal nhằm mục dích mở rộng không gian thanh toán ở Nhật Bản.

Thương vụ của PayPal nhằm mục dích mở rộng không gian thanh toán ở Nhật Bản.

Đáng chú ý, hiện tại Nhật Bản việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm đến 70% các khoản thanh toán. Do đó, thanh toán trực tuyến có rất nhiều cơ hội để tăng trưởng.

Và một khi đại dịch đã thúc đẩy sự gia tăng của thương mại điện tử, khiến cho các chương trình BNPL, một lựa chọn khác để trì hoãn thanh toán hàng hóa, đã trở nên phổ biến. Các thỏa thuận thanh toán không lãi suất của họ thu hút những khách hàng trẻ tuổi, những người sợ các khoản phí thẻ tín dụng.

Trong khi đó, Paidy được thành lập vào năm 2008 tại Tokyo, sau đó đã giành được sự ủng hộ từ các nhà đầu tư lớn như Visa và Goldman Sachs. Sau đó, công ty đã dẫn đầu thị trường tại Nhật Bản, tiếp cận hơn 6 triệu người dùng và cho phép "người mua hàng Nhật Bản mua hàng trực tuyến, sau đó thanh toán hàng tháng bằng hóa đơn tổng hợp tại cửa hàng tiện lợi hoặc qua chuyển khoản ngân hàng".

Trong một cuộc phỏng vấn, Russell Cummer, người sáng lập và chủ tịch điều hành của Paidy, cho biết: "Thật khó khăn để có được thẻ tín dụng đầu tiên của mình ở Nhật Bản. Chúng tôi đã quyết định “trở thành giải pháp thay thế thẻ tín dụng” cho những người không sử dụng thẻ tín dụng”.

Russell Cummer, người sáng lập và chủ tịch điều hành của Paidy.

Russell Cummer, người sáng lập và chủ tịch điều hành của Paidy.

Tuy nhiên, gần đây Nhật Bản lại là một môi trường sôi động của các công ty BNPL, người tiêu dùng ở đó dễ tiếp thu những cách thức thanh toán mới. Chính điều này đã khiến cho Paidy phát triển nhanh chóng. Họ hiện là một trong số ít công ty khởi nghiệp chưa niêm yết ở Nhật Bản mà có mức định giá ít nhất 1 tỷ USD.

Trên thực tế, có vẻ như PayPal gần đây đã tăng cường các dịch vụ của mình trong không gian BNPL. Năm ngoái, họ mới công bố một công cụ cho phép các nhà bán lẻ được trả trước ngay cả khi khách hàng chọn thanh toán mua hàng trả góp trong vài tuần.

Cũng theo chia sẻ của PayPal, họ sẽ hợp tác với Paidy trên một dịch vụ hiện có, cho phép người dùng kết nối các hệ thống thanh toán kỹ thuật số khác với tài khoản Paidy của họ. Paidy sẽ tiếp tục duy trì thương hiệu của mình ở Nhật Bản và đội ngũ quản lý hiện tại sẽ tiếp tục lãnh đạo tổ chức mới.

Thương vụ này dự kiến sẽ kết thúc vào quý 4 năm nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải mã thương vụ PayPal thâu tóm Paidy tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714028168 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714028168 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10