Việt - Mỹ hướng tới cân bằng cán cân thương mại

Diendandoanhnghiep.vn Thương mại song phương Việt - Mỹ đã có bước tăng trưởng nhảy vọt đầy ấn tượng sau 26 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

16/11: Diễn đàn “Thúc đẩy giao thương Việt Nam – Hoa Kỳ trong hoàn cảnh mới” do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức. Chương trình được phát trực tiếp trên nền tảng ứng dụng Zoom. Link Zoom sẽ được gửi đến Quý vị qua email khi đăng ký tham dự Chương trình.

quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được tiến bộ to lớn

Quan hệ kinh tế, thương mại song phương Việt- Mỹ đã đạt được tiến bộ to lớn

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 7/2021, tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương đạt 62,98 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 53,96 tỷ USD (tăng 38,4% so với cùng kỳ 2020); nhập khẩu từ Hoa Kỳ 9,02 tỷ USD (tăng 11,2% so với cùng kỳ 2020).

Tính chung trong giai đoạn 5 năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng 230%, trong khi xuất khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng tăng trưởng tới hơn 175%.Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Hoa Kỳ.

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ tập trung vào nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng. Vì vậy, mặc dù dịch COVID-19 tác động không nhỏ nhưng xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang Hoa Kỳ trong năm 2020 vẫn tăng mạnh ở mức 3 con số, đạt 12,2 tỷ USD, tăng 141,5% so với năm 2019. Tính chung trong giai đoạn 2016 – 2020, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang thị trường này tăng bình quân 54,8%/năm.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang thị trường Hoa Kỳ cũng tăng từ 21% năm 2016 lên 44,9% năm 2020 và trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng lên 45,2%.

Có thể thấy, kể từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay, quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được tiến bộ to lớn với nhiều kết quả thực chất, đáp ứng được lợi ích của Chính phủ, người dân và cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Đặc biệt, mặc dù dịch COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy nhưng năm 2020 là năm đầu tiên tổng kim ngạch trao đổi thương mại Việt - Mỹ vượt qua mốc 90 tỷ USD, đạt 90,8 tỷ USD.

Vietnam Airlines khai thác đường bay thẳng thương mại sang Mỹ sẽ tạo cú hích cho thương mại hai nước

Vietnam Airlines khai thác đường bay thẳng thương mại sang Mỹ sẽ tạo cú hích cho thương mại hai nước

Các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá, thương mại đã trở thành một trụ cột của mối quan hệ song phương ngày càng phát triển của hai nước. Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Mỹ với thị trường gần 100 triệu người tiêu dùng, tăng trưởng tích cực, chính sách thông thoáng, kết nối chặt chẽ với thị trường ASEAN và nhiều thị trường lớn trên thế giới nhờ mạng lưới các hiệp định thương mại tự do.

Quan trọng hơn, với nỗ lưc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại từ chính phủ hai nước, cộng đồng doanh nghiệp đã tham gia tích cực trong việc kết nối, tìm kiếm thị trường và đối tác tiềm năng trong các lĩnh vực mang lại giá trị cao.

Đặc biệt, việc Vietnam Airlines khai thác đường bay thẳng thương mại đầu tiên đến Mỹ sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội, đưa quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước lên tầm cao mới với nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không được dự báo tăng mạnh.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, việc Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam được đánh giá là tín hiệu tích cực, bởi đây là thị trường rất rộng lớn và còn nhiều tiềm năng. Giá trị nhập khẩu hàng từ Hoa Kỳ trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng lên thông qua việc cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, từ đó thu hút thêm nhiều doanh nghiệp đến Việt Nam lập nhà máy và gia tăng lượng hàng từ các nhà cung ứng Hoa Kỳ.

Mặc dù vậy, một trong những điểm cần lưu ý để cân bằng cán cân thương mại Việt – Mỹ trong thời gian tới là vấn đề về gian lận thương mại. Trước đó, Hoa Kỳ đã triển khai nhiều chính sách bảo hộ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu, như tăng số vụ điều tra chống bán phá giá và trợ cấp. Chỉ tính riêng trong năm 2020, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra 8 vụ với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Chính vì vậy, để khai thác được những tiềm năng và cơ hội trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt cần gắn kết sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu; đồng thời phải xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh hiệu quả để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ. Một trong những điểm đáng chú ý là các doanh nghiệp cần chủ động nắm vững các cam kết từ các FTAs của Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt là các thông tin về ưu đãi thuế quan, quy tắc xuất xứ và các quy định có liên quan.

Đồng thời, theo Ths Đoàn Vân Hà, Học viện Ngân Hàng nhận định, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tích cực thực hiện nhiệm vụ tiền tiêu phục vụ phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.

“Mặt khác, Chính phủ cũng cần xây dựng các chương trình và định hướng chung về tăng cường hỗ trợ xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua việc xây dựng thương hiệu, dỡ bỏ thuế, tháo gỡ hàng rào kỹ thuật, tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu, nhất là sản phẩm của các ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến”, chuyên gia này cho biết thêm.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Việt - Mỹ hướng tới cân bằng cán cân thương mại tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711641466 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711641466 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10