Vụ nguy cơ xuất khẩu điều bị lừa: Giải pháp hạn chế tối đa lừa đảo

Diendandoanhnghiep.vn Thực tế cho thấy, không thể hoàn toàn loại bỏ lừa đảo vì sự "thoái hóa, biến chất", chuyên gia đưa ra một số biện pháp hạn chế đến mức tối đa hành vi lừa đảo.

>>>Vụ xuất khẩu điều nghi bị lừa: Doanh nghiệp đã tái xuất 8 container sang Hà Lan?

>>>Vụ 100 container điều xuất sang Ý: Mấu chốt phải giải quyết nghi án lừa đảo

5 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nhân điều của Việt Nam đã ký hợp đồng với một số khách hàng tại Italia để xuất khẩu 74 container nhân hạt điều sang nước này. Hàng được chỉ định đến cảng Genoa và cảng La Spezia (Italy), do các hãng tàu Cosco, Yangming, HMM và ONE vận chuyển.

Thương vụ Việt Nam tại Ý cho biết tính đến ngày 22-3, các doanh nghiệp Việt Nam đã tái xuất khẩu sang Hà Lan 8 container hạt điều có chứng từ gốc trong vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Ý.

Thương vụ Việt Nam tại Ý cho biết tính đến ngày 22/3, các doanh nghiệp Việt Nam đã tái xuất khẩu sang Hà Lan 8 container hạt điều có chứng từ gốc trong vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Ý.

Các doanh nghiệp Việt thực hiện hợp đồng với phương thức thanh toán “Trả tiền nhận chứng từ D/P” (nhờ thu). Sau khi làm thủ tục xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam lấy được bộ chứng từ từ hãng vận chuyển. Chứng từ sau đó được chuyển đến cho ngân hàng của người bán tại Việt Nam. Ngân hàng phía Việt Nam chuyển phát nhanh bộ chứng từ này cho ngân hàng của nhà nhập khẩu ở EU. Nhà nhập khẩu sẽ tiến hành thanh toán cho ngân hàng nhập khẩu và nhận bộ chứng từ. Với bộ chứng từ này, người mua có thể nhận hàng tại cảng và ngân hàng nhập khẩu tiến hành chuyển giao tiền cho ngân hàng phía Việt Nam.

Tuy nhiên, bộ chứng từ gốc từ Việt Nam chuyển qua EU đã “thất lạc”. Sau khi phát hiện ra các dấu hiệu nghi lừa đảo, doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng thu hồi các bộ chứng từ gốc.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp, tính đến 15/3/2022, còn 36/74 container hàng với giá trị 162 tỉ đồng đang bị thất lạc chứng từ. Trong đó, có 8 container hàng đã cập cảng Genova của Italia các container hàng còn lại sẽ đến cảng của Italia vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2022.

Như vậy, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều đã ủy nhiệm thu cho các ngân hàng Việt Nam thông qua phương thức nhờ thu trả tiền trao chứng từ (D/P). Vấn đề đặt ra là phải chăng, phương thức này chính là nguyên nhân đẩy các doanh nghiệp vào rủi ro?

Pnhương thức D/P là điều kiện thanh toán rất phổ biến. Ngay cả nhiều doanh nghiệp châu Âu, Mỹ cũng thực hiện phương thức này khi kinh doanh mua bán, hàng hoá xuất nhập khẩu.

Không thể nói vì phương thức D/P mà dẫn đến rủi ro. Nhiều người nói tại sao không dùng phương thức thanh toán L/C (tín dụng chứng từ)? Kinh doanh là hoạt động linh hoạt và nó phải phù hợp với thực tế. Nếu chỉ bán những container giá trị chỉ vài tỷ đồng mà yêu cầu mở L/C liệu có bao nhiêu khách hàng muốn làm việc. Phương thức này là phổ biến, cần tìm ra những điểm sai sót cần phải khắc phục.

>>>Bộ NN&PTNT: Đề nghị hãng tàu giữ lại container điều "mất kiểm soát"

>>>Vụ nguy cơ xuất khẩu điều bị lừa: Tạm "giải cứu" được 6/36 container

Có thể thấy, ý định lừa đảo có thể hình thành trước hoặc trong quá trình giao dịch dựa vào tình huống cụ thể, ví dụ như khi thấy đối tác tỏ ra thận trọng, kiểm tra kỹ mọi việc, kẻ xấu thường từ bỏ ý đồ, hoặc nếu đối tác tỏ ra quá dễ dãi, chúng sẽ “giở trò” ngay. Thực tế cho thấy, không thể hoàn toàn loại bỏ lừa đảo vì sự "thoái hóa, biến chất" có thể xảy ra ngay cả khi chúng ta đã rất cẩn thận nhưng tỷ lệ bị lừa là rất thấp. Vì vậy, một số biện pháp dưới đây có thể hạn chế đến mức tối đa hành vi lừa đảo:    

Lựa chọn đối tác gần như là khâu quyết định của các doanh nghiệp xuất khẩu. Đối tác có uy tín, thương hiệu làm ăn lâu năm thì dù giá có tăng, giảm thì họ vẫn mua hàng của mình.

Lựa chọn đối tác gần như là khâu quyết định của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ nhất, nên thận trọng hơn với doanh nghiệp đối tác mới giao dịch lần đầu (Tìm hiểu, điều tra kỹ thương nhân để có độ an toàn cao nhất). Có thể kiểm tra nhanh qua bạn hàng cùng hiệp hội ngành nghề. Nên chủ động gửi đăng ký kinh doanh (bản mềm, có màu) của mình trước cho đối tác để có cơ sở đề nghị họ gửi đăng ký kinh doanh và coi đây là việc bình thường khi giao dịch để qua đó biết được thông tin của doanh nghiệp. Ngoài ra, có thể tìm hiểu đối tác qua sự giúp đỡ của đại sứ quán, thương vụ Việt Nam ở nước sở tại.

Lựa chọn đối tác gần như là khâu quyết định của các doanh nghiệp xuất khẩu. Đối tác có uy tín, thương hiệu làm ăn lâu năm thì dù giá có tăng, giảm thì họ vẫn mua hàng của mình.

Thứ hai, hãy cảnh giác khi thấy giá rẻ với điều kiện thanh toán ưu đãi vì việc này rất hiếm khi xảy với giao dịch lần đầu mà không ẩn chứa ý định gì. 

Thứ ba, nên điện thoại để biết cụ thể tên người, số điện thoại bàn, số di động; sử dụng địa chỉ email của công ty (có thể kết hợp với địa chỉ thư điện tử công cộng) để dễ dàng hơn khi xác định người, công ty sau này vì họ phải đăng ký dịch vụ điện thoại, thư điện tử riêng (không phải công cộng) ở nước sở tại.  Nên đưa vào hợp đồng tên người liên hệ, số fax, địa chỉ email của công ty khi giao dịch chính thức.

Thứ tư, nên thuê tư vấn soạn thảo hợp đồng: nhiều doanh nghiệp ngại thuê do chưa quen, hoặc sợ tốn kém nhưng thực tế cho thấy, so với tổn thất thì không đáng là bao và phải coi đây là "đầu tư cho kiến thức" để tránh rủi ro chứ không phải là "chi phí" của doanh nghiệp, và nhìn rộng hơn, đầu tư một lần có thể dùng cho thời gian dài nên chi tính theo năm và trên doanh số thì cũng không đáng kể. 

Thứ năm, nên cho nhân viên tham gia các lớp học chuyên môn, tham gia hội thảo... để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm. Học phí không nhiều nhưng có tác dụng rất tốt để giảm rủi ro lâu dài.  

Thứ sáu, cố gắng kiểm soát "lòng tham" trong kinh doanh vì đó là mục tiêu đối tác xấu nhắm đến ngay từ ban đầu (cho giá tốt, mời đi du lịch miễn phí...) cũng như trong quá trình làm ăn với nhau thời gian dài sau đó (tăng số lượng hàng để có trị giá hợp đồng cao hơn, đến mức nào đó, dùng sơ hở có từ trước, hoặc mới phát sinh và vì đã "tin nhau" để gian lận, lừa đảo. Doanh nghiệp nên nhớ: "chỉ có miếng pho mát trong cái bẫy chuột là ... miễn phí".

Sau khi bị lừa đảo, nên thông báo cho bạn hàng, hiệp hội mà mình tham gia để phòng tránh chung (có thể không nêu tên công ty bị lừa); gửi thông tin cho hiệp hội mà kẻ lừa đảo là hội viên để tố cáo; bảo lưu quyền đòi bồi thường với những tài liệu, chứng cứ đã có. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ nguy cơ xuất khẩu điều bị lừa: Giải pháp hạn chế tối đa lừa đảo tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713514500 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713514500 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10