[12 dự án thua lỗ] Bài 10: DAP 1 - Hải Phòng tự tin bước ra khỏi “danh sách đen” 

Diendandoanhnghiep.vn Dư âm khó khăn đã thôi đeo bám DAP 1 - Hải Phòng và tạm “thở phào” khi lợi nhuận 2 tháng đầu năm 2019 ước đạt hơn 12 tỷ đồng.

 Từ đỉnh điểm gian khó, DAP 1 - Hải Phòng đang hồi sinh mạnh mẽ.

Từ đỉnh điểm gian khó, DAP 1 - Hải Phòng đang hồi sinh mạnh mẽ.

Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương gần đây, ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, năm 2018 Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP 1 - Hải Phòng đã có lợi nhuận đạt 195,55 tỷ đồng, tăng hơn 180 tỷ đồng so với năm 2017. Trong 2 tháng đầu năm 2019, nhà máy tiếp tục duy trì thành tích này với lợi nhuận ước đạt hơn 12 tỷ đồng.

Dấu hiệu “hồi sinh”

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá, đây là dấu hiệu rất tích cực, vì dự án này từng “lỗ chồng lỗ chất” thì hiện nay đã có lãi và về cơ bản đến thời điểm hiện nay vẫn duy trì được “phong độ” này. Dự án đã tự vận hành và giảm được lỗ là điều rất đáng ghi nhận, vì từ đây sẽ giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo thêm cho tăng trưởng GDP, cung ứng vật tư phân bón cho người nông dân, thu nhập của người lao động được đảm bảo, máy móc thiết bị nhà máy được bảo dưỡng... là quá “lý tưởng”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Công Thương nhanh chóng hoàn tất các tiêu chí, thủ tục, phối hợp với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam sớm đưa Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng ra khỏi danh sách 12 dự án, nhà máy yếu kém, thua lỗ của ngành Công Thương nhằm gia tăng tín nhiệm cho Nhà máy, huy động tốt hơn vốn sản xuất, kinh doanh.

Theo ông Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), có được kết quả khả quan trong năm 2018 là do nhà máy đã triệt để thực hành tiết giảm chi phí lên đến 99 tỷ đồng, chiếm một nửa số lãi của nhà máy này. Tuy nhiên, khó khăn của những tháng cuối năm 2018 đối với DAP 1 – Hải Phòng là do giá than tăng cao và có nhưng thời điểm còn khan hiếm do ưu tiên than cho sản xuất điện. Để khắc phục, lãnh đạo nhà máy đã phải “cầu cứu” TKV cung cấp than cho nhà máy, nhưng 2 tháng đầu năm 2019 tình hình thiếu than vẫn rất “căng thẳng”.

Ngoài ra, theo nguyên tắc than dùng cho nhà máy sản xuất đạm như DAP 1 – Hải Phòng phải đảm bảo các yêu cầu về độ ẩm, nhưng tàu vừa về cảng chưa kịp “ráo nước” đã phải cho vào lò, điều này dẫn đến hiệu xuất của DAP 1 thấp mà tiêu hao lại lớn. “Vinachem kiến nghị TKV dành cho DAP 1 - Hải Phòng nguồn than đủ để sản xuất, còn tình trạng hiện nay nhà máy đang phải dàn xếp từng chuyến tàu than cám 4A và 5A”, ông Cường kiến nghị.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương về DAP 1- Hải Phòng, kể từ khi bắt đầu thực hiện Dự án đến nay, Dự án đã được thanh tra các cấp thực hiện thanh tra 2 lần (Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ Công Thương); kiểm toán 2 lần (do Kiểm toán Nhà nước thực hiện). Dự án đã được Thanh tra Bộ Tài chính, Bộ Công Thương tiến hành thanh tra và ban hành kết luận tại Văn bản số 10697/KL-TTr ngày 14/8/2013 của Bộ Tài chính; Văn bản số 5909/KL-BCT ngày 27/7/2018 của Bộ Công Thương với một số kết luận.

Đối với công tác quản lý đầu tư, quá trình triển khai Dự án chưa đảm bảo theo kế hoạch phát triển ngành hóa chất Việt Nam 5 năm 2001-2005 theo Quyết định số 51/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2001; Phê duyệt chỉ định thầu gói thầu có giá vượt hạn mức quy định; Dự toán một số thiết bị phi tiêu chuẩn không có cơ sở cho giá thiết bị; Dự án hoàn thành chậm so với tiến độ đã được phê duyệt theo Quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ hơn 60 tháng; Việc nghiệm thu, thanh toán còn sai sót; Không hạch toán vào chi phí vốn đầu tư số tiền 104.724,102 triệu đồng.

Qúa khứ nhiều “ám ảnh”

Đối với công tác sản xuất kinh doanh, trong quá trình hoạt động, tình hình kinh doanh của Công ty có dấu hiệu giảm lợi nhuận qua các năm và đến năm 2016, Công ty đã lỗ 461.798 triệu đồng, kéo theo giảm vốn chủ sở hữu đến ngày 31/12/2017 còn 1.021.758 triệu đồng, trong đó nguyên nhân chủ quan là do Công ty không kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất; Công tác dự báo thị trường còn yếu; Năm 2016, còn một số lô hàng sản xuất đạt tỷ lệ dinh dưỡng thấp, chưa đáp ứng tiêu chuẩn theo đăng ký chất lượng sản phẩm là 61% làm phát sinh thêm chi phí phối trộn và tái chế.

Về công tác Kiểm toán, Dự án đã được Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán 2 lần vào năm 2011 và 2013 và ban hành thông báo kết luận tại các văn bản số 96/KTNN-TH ngày 04/02/2012 và số 390/KTNN-TH ngày 31/12/2014. Cụ thể, tiến độ thực hiện dự án bị chậm; quản lý chất lượng công trình dự án có 310 lỗi, tồn lại về lĩnh vực công nghệ, đo lường tự động hóa, thiết bị và xây dựng, 7 tồn tại về công suất, chất lượng sản phẩm và định mức tiêu hao; tại các gói thầu số 7, gói 8A, số 9, số 10, số 11, số 12, số 13 tính đơn giá phụ gia chống ăn mòn nước biển của bê tông không có căn cứ, dự toán các gói thầu thiết bị tạm tính chi phí vận chuyển thiết bị bằng 0,5% giá trị thiết bị là không có cơ sở;  phê duyệt dự toán giá trị khối lượng phát sinh gói thầu số 2, số 12, số 8A, số 10 sau thời gian thi công là không tuân thủ quy định.

Quy định hình thức hợp đồng trọn gói trong kế hoạch đấu thầu khi chưa xác định rõ về khối lượng là không tuân thủ theo Điều 6 Nghị định số 88/1999/NĐ-CP của Chính phủ và danh sách Nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế không được Chủ đầu tư đăng tải trên các phương tiện thông tin là không đảm bảo yêu cầu tại Điều 1, Nghị định số 66/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Tại gói thầu số 9, quá trình xét thầu, Tổ chấm thầu không phát hiện sai sót tại đơn giá bỏ thầu công tác nối cọc bê tông cốt thép do nhà thầu tính trùng vật liệu nối cọc (théo góc 100x100) làm tăng chi phí 396 triệu đồng và tại các Gói thầu số 8N1, số 8B2, số 16 còn không đăng tải thông báo mời thầu trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.

Không điều chỉnh hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định sang hình thức hợp đồng theo giá điều chỉnh trước khi bù giá vật liệu theo quy định tại Thông tư số 09/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng; Dự án hoàn thành còn chậm so với tiến độ đã được phê duyệt theo Quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ hơn 60 tháng, hầu hết các gói thầu xây dựng, chế tạo đều chậm tiến độ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [12 dự án thua lỗ] Bài 10: DAP 1 - Hải Phòng tự tin bước ra khỏi “danh sách đen”  tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714045234 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714045234 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10