23 đô thị thí điểm Kế hoạch phát triển đô thị xanh Việt Nam đến 2030

Thy Hằng 30/01/2018 11:04

Nhằm phấn đấu đạt 50% đô thị lớn đạt tiêu chuẩn đô thị xanh vào năm 2030, Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 84/QĐ-TTg, ngày 19/01/2018 với 3 chủ đề và 14 hành động ưu tiên sẽ được thí điểm tại 23 đô thị trên cả nước.

Trước đó, ngay từ đầu năm 2017, Bộ Xây dựng đã lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, doanh nghiệp, người dân trong và ngoài nước để hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định Bộ chỉ số xây dựng đô thị tăng trưởng xanh và hướng dẫn thực hiện.

phấn đấu đạt 50% đô thị lớn đạt tiêu chuẩn đô thị xanh vào năm 2030

Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đạt 50% đô thị lớn đạt tiêu chuẩn đô thị xanh vào năm 2030.

23 đô thị “mẫu”

Theo đó, Kế hoạch sẽ tạo lập và phát triển đô thị tăng trưởng xanh ở Việt Nam nhằm thúc đẩy chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo phát triển kinh tế khu vực đô thị nhanh, hiệu quả, bền vững.

Góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nâng cao năng lực chống chịu ứng phó biến đổi khí hậu của hệ thống các đô thị, đóng góp cho cam kết quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính. 

Kế hoạch Phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến 2030 gồm 3 chủ đề và 14 nhiệm vụ hành động ưu tiên.

Cụ thể, thứ nhất, rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị và chương trình phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu gồm 4 hành động ưu tiên.

Thứ hai, lập kế hoạch huy động nguồn lực, ứng dụng KHCN và đầu tư xây dựng phát triển đô thị tăng trưởng xanh hàng năm và theo giai đoạn với 5 hành động ưu tiên.

Thứ ba, quản lý phát triển đô thị tăng trưởng xanh, gồm 5 hành động ưu tiên.

Cùng với đó, có 23 đô thị thuộc 6 vùng kinh tế thực hiện thí điểm Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh đến 2030. Các thành phố trực thuộc trug ương thực hiện teo chương trình và kế hoạh hành động về tăng trưởng xanh của từng thành phố ban hành theo thẩm quyền.

Huy động tổng lực các nguồn lực/vốn

Đặc biệt, kinh phí thực hiện Kế hoạch được huy động từ các nguồn: Vốn tài trợ quốc tế và trong nước, vay vốn ODA, vốn doanh nghiệp, vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Xây dựng là cơ quan đầu mối, phối hợp với cá bộ ngành địa phương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các Hội, Hiệp hội chuyên ngành tổ chức triển khai thực hiện.

Cùng với đó, đôn đốc kiểm tra việc triển khai tổ chức thực hiện tại các địa phương. Đề xuất chính sách ưu đãi, khuyến khích, huy động nguồn lực xã hội để thực hiện triển khai Kế hoạch.

Các bộ, ngành, địa phơng chủ động phối hợp và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được phân công.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ ngành địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Định kỳ tổ chức đối thoại doanh nghiệp, đề xuất các cơ chế chính sách để khuyến khích, thu hút và phát triển thị trường về phát triển đô thị tăng trưởng xanh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
23 đô thị thí điểm Kế hoạch phát triển đô thị xanh Việt Nam đến 2030
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO