26/57 dự án BOT do Bộ GTVT quản lý có nguy cơ vỡ phương án tài chính

Diendandoanhnghiep.vn Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có báo cáo về việc nhiều dự án BOT có doanh thu sụt giảm, và khả năng nhiều nhà đầu tư có nguy cơ bị vỡ phương án tài chính.

Vì sao 26  dự án có doanh thu giảm?

Theo báo cáo của Tổng Cục Đường bộ tại văn bản số 2311/TCĐBVN-TC nêu: trong số 57 dự án BOT đang khai thác do Bộ GTVT quản lý, có 27 dự án doanh thu năm 2018 tăng so với phương án tài chính dự kiến trong hợp đồng. Tuy nhiên, có 26 dự án doanh thu năm giảm, 4 dự án còn lại do mới vận hành, khai thác nên chưa đánh giá.

Dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang, doanh thu năm 2018 đạt trên 460 tỷ đồng, giảm 87%

Dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang, doanh thu năm 2018 đạt trên 460 tỷ đồng, giảm 87%

Các dự án doanh thu giảm có nguyên nhân chính là do lưu lượng thực tế thấp hơn so với dự kiến, phải phân chia lưu lượng phương tiện sang tuyến đường song hành, hoặc giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ và miễn hoặc giảm giá cho các phương tiên giao thông khu vực lân cận trạm thu phí.

Trong số 26 dự án giám có 03 dự án giảm doanh thu lớn, cụt hể: Dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang, doanh thu năm 2018 đạt trên 460 tỷ đồng, giảm 87%; dự án hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng đạt doanh thu trên 260 tỷ đồng, giảm trên 90%; dự án hầm Đèo Cả doanh thu hơn 450 tỷ đồng, giảm 95%. 

dự án hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng đạt doanh thu trên 260 tỷ đồng, giảm trên 90%

dự án hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng đạt doanh thu trên 260 tỷ đồng, giảm trên 90%

Cũng theo Tổng cục đường bộ, theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, hiện có 32% dự án BOT đang khai thác có doanh thu thu phí không đạt dự kiến, tổng dư nợ cho vay vào khoảng 43.000 tỷ đồng. “Tình trạng này có thể sẽ dẫn đến rủi ro phải cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ, phát sinh nợ xấu cho các ngân hàng” – báo cáo nêu.

Theo ý kiến của một số chuyên gia trong ngành giao thông nhận định: Trên thực tế, đây không phải việc mới, mà là tình trạng đã xảy từ rất lâu, làm ảnh hưởng đến phương án tài chính của chủ đầu tư. Phương án tài chính đúng ra đã bị vỡ từ lâu nếu các chủ đầu tư không chủ động có các giải pháp xử lý, ứng phó kịp thời. Bên cạnh đó, việc nêu dự báo “các nhà đầu tư có nguy cơ bị vỡ phương án tài chính” là cảnh báo, còn nếu “vỡ” thật, thì chính các Ngân hàng sẽ lên tiếng ngay, vì điều đó đồng nghĩa với nợ xấu xuất hiện.

Tương tự, dự án hầm Đèo Cả doanh thu hơn 450 tỷ đồng, giảm 95%.p/

Dự án hầm Đèo Cả doanh thu hơn 450 tỷ đồng, giảm 95%.

Tới nay, một số doanh nghiệp BOT đã  thực hiện các giải pháp để đảm bảo việc trả nợ cho phía Ngân hàng nhưng thời gian tới, nếu các bên liên quan và hưởng lợi từ dự án không thấu hiểu lại  tiếp tục tạo ra nhiều sức ép dẫn đến việc tài chính dự án tiếp tục gặp khó khăn thì các nhà đầu tư, ngân hàng và cả xã hội. Bên cạnh đó, nguy cơ các dự án sẽ phải đối diện với những cảnh báo xấu khi các tuyến đường, các hầm giao thông bị tê liệt không hoạt động.

Văn bản 2311 của Tổng Cục đường bộ cho biết:26/57 dự án BOT do Bộ GTVT quản lý có nguy cơ vỡ phương án tài chính

Văn bản 2311 của Tổng Cục đường bộ cho biết:26/57 dự án BOT do Bộ GTVT quản lý có nguy cơ vỡ phương án tài chính

Giải pháp từ doanh nghiệp

Trao đổi với DĐDN, đại diện lãnh đạo một doanh nghiệp đang đầu tư dự án hạ tầng giao thông tại TP HCM theo hình thức BOT, cho biết: Các quy mô đầu tư sẽ được giảm khi xét thấy nhu cầu trước mắt có thể chưa cần. Tuy nhiên, tới một lúc nào đó, “tất cả các doanh nghiệp phải thống nhất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Bộ GTVT để cùng quyết định có thể trước mắt chưa triển khai một số hạng mục không phải là thiết yếu. Tất nhiên, việc giảm tổng mức đầu tư nhưng vẫn đảm bảo quy mô tôi thiểu, chất lượng đảm bảo trên cơ sở được kiểm chứng qua các công cụ Kiểm toán Nhà nước, nghiệm thu sản phẩm của hội đồng nghiệm thu Nhà nước phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành.

Đồng quan điểm, đại diện một doanh nghiệp đầu tư hạ tầng tại Đồng Nai cho hay: Thực tế các dự án vẫn còn khó khăn khi các nguồn hỗ trợ khác của Chính phủ, chia sẻ của ngân hàng và thấu hiểu của người dân chưa đồng nhất; các vướng mắc vẫn đang phải chờ giải quyết từ các bên liên quan.

Cũng theo vị đại diện này, phương án tài chính cho các dự án BOT hiện tại sẽ còn khó khăn hơn khi tới đây Nhà nước cho triển khai Cao tốc Bắc – Nam, lúc này sẽ xuất hiện đường song hành, lượng xe cộ sẽ bị phân lưu. Do đó, việc các doanh nghiệp có bị vỡ phương án tài chính hay không đòi hỏi và phụ thuộc rất nhiều vào các giải pháp căn cơ, và kịp thời của các cơ quan nhà nước. Nếu không, hệ luỵ khó khăn cho phương án tài chính nếu xảy ra không chỉ nhà đầu tư mà cả Ngân hàng và cả xã hội cùng gánh chịu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 26/57 dự án BOT do Bộ GTVT quản lý có nguy cơ vỡ phương án tài chính tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713924499 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713924499 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10