TƯ DUY LÃNH ĐẠO TRONG CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐỔI SỐ: 4.0 không chỉ là công nghệ

Diendandoanhnghiep.vn Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Hữu Thái Hoà - Chiến lược gia về Chiến lược kinh tế & Công nghệ 4.0 với DOANH NHÂN về câu chuyện tư duy lãnh đạo trong chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay.

Ông cho rằng, lãnh đạo hiện nay đang có tâm lý sợ hãi vì chuyển đổi số không chỉ đi bằng công nghệ mà cần “3 chân”: Công nghệ, Văn hóa doanh nghiệp và Mô hình kinh doanh.

Ông NGUYỄN HỮU THÁI HOÀ

Ông NGUYỄN HỮU
THÁI HOÀ

- Thưa ông, điều vướng nhất của chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiện nay là gì?

Tôi cho rằng vướng nhất là doanh nghiệp vẫn coi Cách mạng công nghiệp 4.0 là việc của công nghệ chứ chưa đi vào tư duy phát triển kinh doanh của từng giám đốc hay ban lãnh đạo. Như vậy, chuyển đổi số của chúng ta mới đang ở mức phong trào.

Vậy tư duy số là gì, làm thế nào để thay đổi tư duy số? Tôi ví dụ, bây giờ nghĩ đến việc sản xuất & bán một sản phẩm thì phải nghĩ ngay đến phương thức kết nối khách hàng số, giao dịch điện tử và tìm cách bán qua online như thế nào… Hệ thống báo cáo mới là điều quan trọng ngay sau đó phải thay đổi.

Chuyển đổi số có nghĩa là người lãnh đạo có được sự kiểm soát xuyên suốt, khi nhấn nút vào báo cáo sẽ ra báo cáo con, và nhấn vào báo cáo con sẽ ra báo cáo chi tiết. Đó là điều mà hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chưa làm được, báo cáo bị đứt thông tin trên từng phân đoạn do làm thủ công, quyết định tùy tiện, cảm tính. Vì vậy, lãnh đạo hiện nay cần vượt qua nỗi sợ hãi về một hệ thống mới và cần phải có tinh thần quyết liệt với niềm tin vào giá trị của chuyển đổi số.

- Như ông nói thì để chuyển đổi số thành công có lẽ cần sự dũng cảm và quyết tâm của người đứng đầu?

Rủi ro và nỗi sợ của lãnh đạo hiện nay do chúng ta vẫn đang quản lý bằng “văn hóa họp”. Để chuyển đổi số có hai thứ cần phải “bỏ dần”: Thứ nhất là họp - họp quá nhiều khiến lãnh đạo và cán bộ trở thành “công dân họp”. Thứ hai là email - trước đây người ta thay họp bằng email và cho rằng tốt hơn nhưng hiện nay hệ thống email đang cực kỳ lãng phí và không hiệu quả. Vì vậy trước đây họp và email là những điều tốt để quản trị thì bây giờ lại là lực cản.

Làm thế nào để có một hệ thống hoạt động không họp và email, vì tất cả nội dung nằm trên Apps và nền tảng để mỗi cá nhân có thể tự cam kết, tự chuyển đổi, tự ra quyết định và lãnh đạo có thể giám sát bất cứ lúc nào mọi nơi mọi lúc. Đây là những việc cần giải quyết nỗi sợ cho người đứng đầu.

Không gian ảo (Cyber) sẽ gặp vô vàn khó khăn do không nhìn thấy được, không sờ được… nên cần những người dũng cảm, tin tưởng vào thuật toán trong kỷ nguyên Số này.

Lãnh đạo hiện nay vô cùng sợ hãi với chuyển đổi số vì không chỉ đi bằng công nghệ mà cần “3 chân”: Công nghệ, Văn hóa doanh nghiệp và Mô hình kinh doanh. Do đó, tôi có một câu rất hay “Đây là thế kỷ Số của những người dám đặt niềm tin vào thuật toán”.

Điều khiển robot bằng công nghệ 5G của Viettel. Ảnh: Genk.

Điều khiển robot bằng công nghệ 5G của Viettel. Ảnh: Genk.

- Như vậy, chuyển đổi số không chỉ phụ thuộc vào yếu tố công nghệ mà điều quan trọng hơn cả nằm ở con người. Việc các nhà lãnh đạo phải sẵn sàng chấp nhận thay đổi để duy trì tính cạnh tranh là vô cùng quan trọng. Theo ông, thay đổi tư duy lãnh đạo trong chuyển đổi số là thế nào?

Chuyển đổi số đang được kỳ vọng vào những quyết định “Top Down” – vì khi người đứng đầu thay đổi tư duy và nhấn nút thì toàn hệ thống thay đổi. Nhưng người đứng đầu sẽ không bao giờ dám nhấn nút chuyển đổi số nếu không có những đề xuất chi tiết từ “Bottom Up” về công nghệ và quản trị rủi ro. Như vậy kỳ vọng vào “cây đũa thần” người đứng đầu là quá lớn và khó khả thi.

Mô hình chuyển đổi số phải từ người đề xuất “Maker” – những người từ bên dưới các tác nghiệm số họ biết rõ chỗ nào đang tắc, chỗ nào đang cần “đả thông”, chỗ nào quá chậm cần phải “phá băng” thì họ sẽ đưa lên đề xuất. Sau đó tổ chuyên gia cùng với người phụ trách về công nghệ mới cùng người đề xuất đi tìm ra giải pháp để giải quyết bài toán đó, rà soát rủi ro của phương án mới.

Lúc đó, người đứng đầu mới ngồi lại để xem xét toàn bộ quản trị rủi ro và giá trị đầu tư cả về tài chính và khấu hao rồi mới ra quyết định “nhấn nút” chuyển đổi số.

Hiện nay hệ thống bên dưới nếu cứ ngồi đợi sếp quyết định về chuyển đổi số thì dù có đào tạo ban lãnh đạo và sếp thông minh cỡ nào đi nữa thì cũng không dám quyết một mình. Sếp không phải là người hiểu hết công nghệ, cũng không làm trực tiếp hàng trăm việc bên dưới nên không thể biết đang vướng chỗ nào trong hệ thống của mình.

Vì vậy, không có nghĩa chuyển đổi số là chỉ giao một “cây đũa thần” cho một người lãnh đạo doanh nghiệp mà cần cả hệ thống cùng hiểu, cùng khao khát thay đổi, cùng đề xuất các giải pháp số thì sẽ thành công.

Giới thiệu các sản phẩm ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo tại Chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Mạnh Vỹ

Giới thiệu các sản phẩm ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo tại Chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Mạnh Vỹ

- Vậy, làm thế nào để người lãnh đạo truyền được tư duy chuyển đổi số xuống tới toàn bộ tổ chức doanh nghiệp?

Đầu tiên chúng ta phải chuẩn bị tư duy số. Thứ hai, chuyển đổi số bắt buộc phải đi với chiến lược số. Thứ ba, khâu chuẩn bị cần nhất là cơ sở dữ liệu số hóa. Khi làm việc với các các tập đoàn tôi thường nói đơn giản rằng “không có số (số hóa – PV) thì lấy cái gì để chuyển đổi số?”. Thứ tư cần chuẩn bị đó là văn hóa doanh nghiệp và tôn vinh sự minh bạch. Cuối cùng là đào tạo kỹ năng số cho con người lao động. Nếu không hiểu và không có kỹ năng về công nghệ thì cực kỳ khó làm việc.

Khi ý thức được việc chuyển đổi số và có chiến lược, chúng ta sẽ cần có những tổ chuyên gia sẽ cùng triển khai thực thi, xử lý như dự án chứ ban lãnh đạo không thể quá giỏi, tự làm được hết. Người lãnh đạo chỉ cần đặt niềm tin vào dự án.

- Là một chiến lược gia, bí quyết quan trọng nhất giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công theo ông là gì?

Tôi cho rằng đó là thay đổi tư duy số từ tư duy quản trị thủ công và cảm tính kiểu cũ. Tất cả doanh nghiệp từ xưa đến nay đầu tư cho công nghệ thông tin, cho chuyển đổi số đều coi chuyển đổi số là chi phí “cost” – tức là bắt buộc phải đầu tư, nhưng phải giảm “cost”. Tôi lấy ví dụ như một đơn vị lớn của Viettel có Phòng Côngnghệ thông tin một năm đầu tư khoản 40-50 tỷ đồng để hoạt động hỗ trợ các giải pháp số nhưng tôi cho rằng đây là tư duy cũ, khá sai lầm. Họ luôn không hài lòng với kết quả của Phòng này và luôn muốn giảm bớt chi phí. Sau chiến lược chuyển đổi số cùng chuyên gia thì họ đã thay đổi tư duy và chuyển phòng này thành trung tâm kinh doanh giải pháp số phục vụ cả trong và ngoài tập đoàn.

Đội công nghệ thông tin được chuyển từ “Back-Ofice” sang “Front-Office” đi kinh doanh chuyển đổi số, từ chỗ một năm Phòng đang được chi phí (Cost) 40 tỷ đồng và lúc nào cũng bị mắng vì không đủ tiền để làm, thì hiện nay họ đang phải nhận cam kết doanh số (Revenue) 200 tỷ đồng giống như một đơn vị kinh doanh, một bộ phận có kế hoạch đầu tư và kinh doanh đi bán giải pháp. Hoạt động hoàn toàn chủ động và tự quyết định mô hình kinh doanh của chuyển đổi số.

Như vậy có thể thấy rõ, việc họ được đặt niềm tin và đẩy công nghệ thông tin ra mặt trận, đi tiên phong làm những việc thật mạnh mẽ để chuyển đổi số thay vì để họ ở phía sau là gánh nặng chi phí, đã chứng minh niềm tin của Ban lãnh đạo vào thành công của chiến lược chuyển đổi số.

KHÔNG THỂ CHỈ HÔ HÀO!

Đối với tất cả các chuyên gia làm công nghệ và chiến lược thì Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là một quyết định quá sức quan trọng. Đặc biệt Thủ tướng nhấn mạnh phải toàn diện, quyết liệt và đi vào đo đếm được của từng đơn vị cả trung ương và địa phương.

Có ba vấn đề tôi muốn lưu ý:

- Thứ nhất là có “thực mới vực được đạo”. Chuyển đổi số không có ngân sách không thể làm được gì.

- Thứ hai, tôi cho rằng chuyên môn của ngành viễn thông thì lại nằm chủ yếu trong tay một số tập đoàn nhà nước về công nghệ thông tin và viễn thông.

Tôi là người làm chiến lược cho các tập đoàn này nên phải nói thật rằng họ đang đi với một tốc độ rất chậm. Cắm đất, cắm cờ, thành phố thông minh khắp nơi nhưng giải pháp cụ thể thì chủ yếu vẫn là giải pháp của viễn thông chứ không phải giải pháp của kinh tế.

- Điều thứ ba đó chính là mối liên kết giữa các Bộ để cho câu chuyện chuyển đổi số vào chuẩn.

Chúng ta phải học tập các quốc gia lớn về chuyển đổi số như Ấn Độ. Họ đã làm cực kỳ thành công và rực rỡ về IoT, họ mới bắt đầu năm 2012-2013 khi mới bắt đầu chuyển đổi vào cuộc cách mạng lần thứ 4 nhưng họ dùng cá thể hóa của thiết bị đầu cuối và sự thông minh của người Ấn Độ đã đặt kỳ vọng tăng trưởng 50 lần GDP nhờ IoT. Từ ngân sách năm 2014 chỉ là 28 tỷ USD và lên 710 tỷ USD vào năm 2024.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TƯ DUY LÃNH ĐẠO TRONG CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐỔI SỐ: 4.0 không chỉ là công nghệ tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711641450 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711641450 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10