4 lý do khiến Venezuela trở thành nền kinh tế tồi tệ nhất thế giới

Cẩm Anh 04/02/2018 09:55

Những người chỉ trích Tổng thống Nicolas Maduro tuyên bố rằng nền dân chủ của Venezuela đang trên bờ vực sụp đổ sau khi Maduro chấm dứt một cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý về việc bãi nhiệm ông.

Venezuela đang chìm sâu vào cuộc khủng hoảng

Venezuela đang chìm sâu vào cuộc khủng hoảng

"Chỉ có chế độ độc tài mới tước đi quyền của công dân của họ”, Luis Almagro - Tổng thư ký của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) nói và cho biết: "Hiện nay chúng tôi càng chắc chắn hơn bao giờ hết về sự đổ vỡ hệ thống dân chủ”.

Có thể bạn quan tâm

  • Venezuela “vật lộn” với kế hoạch tiền ảo

    Venezuela “vật lộn” với kế hoạch tiền ảo

    13:41, 22/01/2018

  • Venezuela chính thức vỡ nợ, chìm sâu vào khủng hoảng

    16:26, 15/11/2017

  • Venezuela đang trong cơn bĩ cực

    14:50, 28/07/2017

  • Venezuela: Quân đội kiểm soát phân phối thực phẩm

    18:29, 14/07/2016

  • Người dân Venezuela trồng rau khắp nóc nhà chống đói

    20:38, 05/07/2016

Những người ủng hộ Maduro trước đó đã xông vào Quốc hội, vốn được kiểm soát bởi đảng đối lập. Các nhà lập pháp của phe đối lập đã phản ứng bằng cách kêu gọi Maduro làm chứng trước họ để xác định liệu ông có nên bị miễn nhiệm hay không.

Tất cả những điều này xảy ra trong một năm khi người dân Venezuela đã phải chiến đấu với tình trạng thiếu lương thực và thuốc men, lạm phát cao chót vót và các lựa chọn ngày càng ít đi.

Tại sao Venezuela - một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ nhiều hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới – lại trở nên tuyệt vọng như vậy? Dưới đây là 4 lý do khiến Venezuela ngày càng chìm sâu hơn vào khủng hoảng.

1. Khủng hoảng kinh tế

Venezuela đang ở trong năm thứ 3 của cuộc suy thoái. Nền kinh tế của nước này dự kiến sẽ giảm 10% trong năm nay, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). IMF dự báo Venezuela sẽ ở trong tình trạng suy thoái kinh tế ít nhất cho đến năm 2019.

Trong khi nền kinh tế suy giảm, giá hàng hóa đang tăng vọt. Năm nay, lạm phát dự kiến sẽ tăng 475%, theo IMF.

Đồng tiền của Venezuela đã giảm mạnh về giá trị. 1 USD đổi được 100 bolivars hai năm trước, nhưng hôm nay 1 USD đổi được 1.262 bolivars.

Những năm chi tiêu quá mức của chính phủ cho các chương trình phúc lợi, các cơ sở quản lý yếu kém và các trang trại đổ nát là tạo điều kiện cho cuộc khủng hoảng.

2. Dầu mỏ

Mọi thứ thực sự xấu khi giá dầu bắt đầu giảm mạnh vào năm 2014. Venezuela có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, nhưng vấn đề là dầu mỏ là nguồn thu duy nhất của nước, chiếm hơn 95% doanh thu của Venezuela từ xuất khẩu. Nếu không bán dầu mỏ thì nước này hoàn toàn không có tiền để chi tiêu.

Giá dầu năm 2014 nằm ở mức hơn 100 USD một thùng. Bây giờ, giá dầu chỉ khoảng 50 USD một thùng, sau khi giảm xuống mức thấp 26 USD vào đầu năm nay.

Vấn đề là Venezuela đã không chú trọng đến nguồn tiền của mình – lãng phí những cơ hội đầu tư vào những mỏ dầu khi thời cơ tốt. Vì quốc gia này phớt lờ việc duy trì các cơ sở dầu mỏ, sản lượng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 13 năm.

Công ty dầu mỏ quốc doanh của Venezuela, PDVSA, vẫn chưa trả tiền cho các công ty giúp khai thác dầu mỏ của họ, như Schlumberger (SLB). Vào mùa xuân, Schlumberger và các công ty khác đã cắt giảm đáng kể hoạt động với PDVSA, trích dẫn các hóa đơn chưa thanh toán.

PDVSA tuần trước cảnh báo rằng họ có thể vỡ nợ nếu các chủ sở hữu trái phiếu không chấp nhận các điều khoản thanh toán mới. Vừa qua, chỉ có vừa đủ các nhà đầu tư chấp nhận một thỏa thuận mới, cho phép PDVSA có khả năng tránh bị vỡ nợ trong năm nay. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng điều này chỉ trì hoãn việc vỡ nợ một vài tháng.

3. Tăng giá lương thực và bệnh viện tan rã

Tình trạng thiếu lương thực của Venezuela đã trở nên cực kỳ nghiêm trọng trong năm nay. Người dân Venezuela vài tuần, thậm chí vài tháng, phải sống thiếu những mặt hàng cơ bản như sữa, trứng, bột mì, xà phòng và giấy vệ sinh.

Bất chấp một đồng tiền mất giá và doanh số dầu mỏ giảm, chính phủ vẫn tiếp tục áp dụng kiểm soát giá cả nghiêm ngặt đối với hàng hoá bán trong siêu thị. Điều này khiến các nhà nhập khẩu thực phẩm phải ngừng nhập khẩu gần như tất cả mọi thứ bởi vì họ sẽ phải bán ra với thua lỗ lớn.

Trong nửa đầu năm 2016, nhập khẩu lương thực đã giảm gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái, theo một số ước tính.

Chỉ gần đây, chính phủ mới ngừng việc kiểm soát giá và thực phẩm đã trở lại trong siêu thị. Tuy nhiên, giá thực phẩm lại cao đến mức mà rất ít người Venezuelans có thể mua được.

Nguồn cung y tế cũng thiếu thốn. Người dân Venezuela đi tìm penicillin và các loại thuốc khác tại các hiệu thuốc ở mọi nơi, nhưng thường không thành công. Các bệnh viện công của nước này cũng tan rã, khiến cho mọi người, ngay cả trẻ sơ sinh, chết vì khan hiếm chăm sóc y tế cơ bản.

4. Hết tiền và vàng

Venezuela đang cạn kiệt tiền mặt một cách nhanh chóng và từ lâu đã không đủ tiền để trả nợ.

Nước này nợ 15 tỷ USD trong khoảng từ cuối năm 2017 đến nay, trong khi ngân hàng trung ương chỉ có 11,8 tỷ USD dự trữ. Đồng thời, nguồn tiền mặt duy nhất của Venezuela, PDVSA, ngày càng sản xuất ít dầu mỏ hơn và có nguy cơ vỡ nợ.

Phần lớn trữ lượng của nước này là vàng. Vì vậy, để thanh toán nợ trong năm nay, Venezuela đã vận chuyển vàng đến Thụy Sĩ.

Trung Quốc từng cứu trợ Venezuela và cho vay hàng tỷ USD. Nhưng ngay cả Trung Quốc cũng đã ngừng cấp thêm tiền mặt cho đồng minh ở Mỹ Latinh này.

Các cuộc biểu tình hôm thứ tư vừa qua là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng Venezuela đang hết thời gian, tiền bạc và cả những lựa chọn.

"Mọi thứ đang nóng dần lên ở Venezuela", Eric Farnsworth - Phó Chủ tịch của Hội đồng các nước châu Mỹ nói và cho biết: "Tất cả các chỉ số đều cho thấy rằng tình hình đang xấu đi nhanh chóng và không có dấu hiệu sẽ trở nên tốt hơn trong thời gian tới”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
4 lý do khiến Venezuela trở thành nền kinh tế tồi tệ nhất thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO