5 lĩnh vực mũi nhọn phát triển Đà Nẵng trong tầm nhìn 2045

Diendandoanhnghiep.vn Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 43NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Những nội dung của Nghị quyết quan trọng này được kỳ vọng sẽ đặt nền tảng cho bước phát triển của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn mới.

Theo Nghị quyết mới được ban hành này, Bộ Chính trị xác định Đà Nẵng cần có chính sách ưu tiên nguồn lực, chú trọng phát triển 5 lĩnh vực mũi nhọn của thành phố.

Một là, du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng. Hai là, cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics. Ba là, công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp. Bốn là, công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số. Năm là, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp.

Cụ thể, theo nghị quyết 43, sẽ có chính sách phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trung tâm kinh tế biển, hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại miền Trung với vai trò trung tâm của Đà Nẵng.

Xây dựng và phát triển Khu Công nghệ cao của Thành phố trở thành khu đô thị sáng tạo - khoa học - công nghệ đạt đẳng cấp quốc tế, có sức cạnh tranh cao. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng Trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tầm quốc gia tại Đà Nẵng với vai trò là hạt nhân tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Đà Nẵng phải thực hiện đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn; chú trọng các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, giá trị kinh tế cao phục vụ đô thị và du lịch. Tăng cường bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu nước biển dâng, bảo vệ môi trường, sinh thái.

Bộ Chính trị xác định Đà Nẵng cần có chính sách ưu tiên nguồn lực, chú trọng phát triển 5 lĩnh vực mũi nhọn

Du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng nằm thứ nhất trong 5 lĩnh vực mũi nhọn được Bộ Chính trị xác định Đà Nẵng cần có chính sách ưu tiên nguồn lực, chú trọng phát triển 

Đáng chú ý, Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng nêu rõ, phải tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khắc phục hậu quả liên quan đến các vi phạm về quản lý đất đai theo các kết luận của cấp có thẩm quyền, đảm bảo quyền lợi các tổ chức và cá nhân, nguồn thu ngân sách nhà nước.Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, chủ động thu hút có chọn lọc các dự án FDI, đẩy mạnh xã hội hóa, có cơ chế huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.

Bộ Chính trị cũng yêu cầu thành phố Đà Nẵng chú trọng đầu tư, phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối miền Trung – Tây Nguyên, phát triển hành lang kinh tế Đông Tây, Tiểu vùng Mê Công. Kết nối hệ thống giao thông thành phố Đà Nẵng với các tỉnh lân cận, khu vực và quốc tế bằng đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không.

Đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án động lực

Để xây dựng và phát triển Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn 2045, các công trình, dự án động lực, trọng tâm được Bộ Chính trị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ như: Xây dựng cảng Liên Chiểu, mở rộng và chuyển đổi cảng Tiên Sa, Khu đô thị Đại học Đà Nẵng, di dời Ga đường sắt và tái phát triển đô thị, dự án phối hợp với tỉnh Quảng Nam, mở rộng cửa khẩu Đắc Ốc thành cửa khẩu quốc tế, nâng công suất Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, hành lang kinh tế Đông Tây  2 (Quốc lộ 14D), mở rộng quốc lộ 14B, Quốc lộ 14 G, khơi thông sông Cổ Cò, xây dựng Khu du lịch quốc gia Sơn Trà…

Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư, phát triển hạ tầng viễn thông, phổ cập dịch vụ, phát triển dịch vụ công ích với công nghệ hiện đại, chất lượng cao, cung cấp đa dịch vụ.

Ngoài ra, trong mục tiêu phát triển kinh tế trong tầm nhìn đến 2045, Bộ Chính trị còn yêu cầu Đà Nẵng thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch nhất là quy hoạch tổng thể thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đảm bảo tính kết nối, liên kết vùng, thành phố Đà Nẵng là đô thị hạt nhân của chuỗi các đô thị Huế - Đà Nẵng - Chu Lai Kỳ Hà - Dung Quất (Vạn Tường) - Quy Nhơn và hình thành vùng đô thị Đà Nẵng, bao gồm Chân Mây (Lăng cô) - Đà Nẵng - Điện Bàn - Hội An - Nam Hội An; quy hoạch bán đảo Sơn Trà. Rà soát lại quy hoạch phát triển không gian đô thị; quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo hướng xác lập, phát huy vai trò, vị trí trung tâm của Đà Nẵng.

Đà Nẵng cần chú trọng công tác quản lý đô thị, tổ chức không gian đô thị hiện đại, bảo tồn và phát triển bản sắc đặc trưng của đô thị biển – sông – núi. Nghiên cứu mở rộng không gian và phát triển các đô thị mới về hướng Tây, Tây Bắc theo hướng đô thị sinh thái, đô thị xanh. Phát triển  khu trung tâm thành phố theo hướng mô hình đô thị nén hiện đại.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 5 lĩnh vực mũi nhọn phát triển Đà Nẵng trong tầm nhìn 2045 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711627097 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711627097 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10