95% ca khỏi COVID-19, đừng vội chủ quan!

Diendandoanhnghiep.vn Dù thành tích phòng chống dịch COVID-19 rất đáng tự hào, song nguy cơ dịch bệnh vẫn còn rất lớn, chúng ta không được lơ là, chủ quan.

 

Đã hơn hai tháng qua, Việt Nam không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng, cuộc sống bình thường mới của người dân Việt Nam đã diến ra được hơn một tháng.

Tính đến sáng 19/6, tổng số trường hợp mắc Covid-19 được chữa khỏi ở nước ta là 325/342, chiếm 95% tổng số bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam, trong đó 49/50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đã được Việt Nam điều trị khỏi.

Về tình hình điều trị cho bệnh nhân 91, tính đến nay, bệnh nhân này đã tròn ba tháng điều trị (hiện là bệnh nhân Covid-19 có số ngày điều trị dài nhất ở nước ta). Đến nay, bệnh nhân này đã cai thở máy ngày thứ 6, rút được ống nuôi ăn, tự ăn uống qua miệng...

Hiện, Việt Nam đang đứng thứ 156/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông - Nam Á.

Trong khi đó, tại các châu lục, nguy cơ về làn sóng dịch COVID-19 thứ hai ngày càng hiển hiện. Nếu như ở châu Âu đang có xu thế “hạ nhiệt” thì ở Mỹ Latinh, đặc biệt là Brazil và Mỹ, bão dịch lại đang hoành hành.

Tại châu Á, nơi khởi phát đại dịch cuối năm 2019, cũng đang thật đối mặt với nguy cơ làn sóng dịch thứ hai, khi hàng loạt ca Covid-19 mới được phát hiện tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Đáng chú ý, Ấn Độ đang trở thành tâm dịch mới của châu lục khi ghi nhận số ca mắc bệnh và tử vong tăng vọt.

Mặc dù thành tích phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam rất đáng tự hào, được quốc tế ghi nhận, song nguy cơ dịch bệnh vẫn còn rất lớn.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, hiện, tâm lý lơ là trong phòng chống Covid-19 đã xuất hiện ở các nơi công cộng như trường học, siêu thị, chợ dân sinh, thậm chí ở cả những… cuộc hội họp lớn.

Theo đó, hầu hết các trường học đã không còn thực hiện việc đo thân nhiệt học sinh, đeo khẩu trang hay sát khuẩn, giãn cách. Tương tự, nhiều hội nghị, hội thảo, đám hiếu hỉ… cũng đã bỏ qua những bước này.

Việc xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là như nêu trên cũng là điều dễ hiểu bởi đã hơn 60 ngày qua Việt Nam không khi nhận ca lây nhiệm COVID-19 mới trong cộng đồng. Các ca nhiễm đã khỏi gần hết. Ngay cả trường hợp bệnh nhận nặng nhất – phi công người Anh – cũng đã và đang có sự phục hồi đến diệu kỳ.

Bình luận về vấn đề dịch bệnh tại Việt Nam có thể bùng phát trở lại hay không, PGS.TS Trần Đắc Phu – Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, việc tái bùng phát dịch Covid-19 ở Bắc Kinh là bài học cho Việt Nam.

Cụ thể, sau khoảng 2 tháng không có ca nhiễm mới ở cộng đồng, chỉ trong vài ngày trở lại đây, Bắc Kinh (Trung Quốc) đã phát hiện hàng chục ca nhiễm bệnh trong cộng đồng khiến nhiều khu vực bị phong tỏa trở lại.

Dịch bệnh ở Bắc Kinh gần giống với Việt Nam trong thời gian qua, không bùng phát mạnh như Vũ Hán, mà xuất hiện các ca bệnh, ổ dịch nhỏ và đã dập được ngay. "Trong tình hình mới, chúng ta phải thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn giám sát và phòng dịch, để Việt Nam không tái bùng dịch như Bắc Kinh", ông Phu nói.

Ông Phu nhận định, thực tế một số nơi có dấu hiệu chủ quan, thờ ơ với dịch, còn người dân thì chủ quan không còn đeo khẩu trang nơi có nguy cơ, không thực hiện rửa tay sát khuẩn, rất nguy hiểm.

Do đó, cần phải tiếp tục phát hiện sớm ca bệnh trong cộng đồng nếu có bằng cách tăng cường giám sát, đặc biệt là những ca có triệu chứng như sốt, ho, khó thở... Khi phát hiện được cần khoanh vùng ngay, tránh lây lan.

Từ thực tế đó, ông Phu khuyến cáo, người dân cần tuân thủ phòng dịch trong điều kiện "bình thường mới" như đeo khẩu trang nơi công cộng và nơi có nguy cơ, rửa tay, rửa tay sát khuẩn, khai báo y tế... để tránh dịch bệnh lây lan mạnh như Trung Quốc.

Còn theo ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu, làn sóng thứ 2 của dịch Covid-19 đang treo lơ lửng trên đầu các nước, trong đó có chúng ta. Các nhà đầu tư cũng lo lắng chúng ta chưa có môi trường an toàn trong tương lai gần với thực trạng là thị trường chứng khoán chưa khởi sắc. 

Do đó, theo ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu, chúng ta cần tiến hành các biện pháp thẩm định nguy cơ bùng phát dịch ở Việt Nam không để bùng phát dữ dội như các nước khác. Các phương pháp này cần dựa vào các nhà khoa học trong ngành y tham vấn để khẳng định sự an toàn dịch bệnh ở Việt Nam. 

Đối với đề xuất tái mở cửa thương mại và du lịch, đại diện Bộ Y tế cho rằng, có thể mở lại đường bay quốc tế nhưng quan trọng phải quản lý được con người.

Theo đó, vẫn cần tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu phòng dịch, người nhập cảnh cần cách ly đủ 14 ngày, các chuyên gia đến Việt Nam làm việc cần được tổ chức lưu trú một nơi riêng biệt, đảm bảo giãn cách 2 mét khi hội họp, xét nghiệm hai ngày một lần.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ đạo, trong thời gian tới đây, cả nước tiếp tục bước vào giai đoạn phát triển mới.

Thủ tướng yêu cầu trong phát triển phải xem xét, nghiên cứu tình hình thế giới, liên hệ điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đã hội nhập rất sâu rộng.

Cùng với đó, từng bộ, ngành, địa phương phải có kế hoạch phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ, nhất là trong các hoạt động như giải ngân đầu tư công, phát triển kinh tế số...

Ngoài ra, cần chuẩn bị sẵn sàng, tốt nhất trong tương lai gần để hội nhập, xây dựng Việt Nam là điểm đến an toàn của thế giới, không chỉ là nhằm các mục tiêu phát triển kinh tế mà còn vì các mục tiêu chính trị, đối ngoại của đất nước, nhất là với các đối tác quan trọng, các quốc gia đã kiểm soát tốt dịch bệnh.

Đặc biệt, phải tiếp tục phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ xâm nhập dịch bệnh từ bên ngoài, kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập cảnh trên các tuyến biên giới đường bộ, đường biển, đường hàng không, tuyệt đối không chủ quan, lơ là; thực hiện biện pháp cách ly phù hợp đối với người nhập cảnh, không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Có thể khẳng định, chủ trương, giải pháp và lộ trình trong phòng chống dịch để đạt được “mục tiêu kép” đã được đặt ra rất cụ thể. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, ngoài sự vào cuộc của Chính phủ và toàn hệ thống chính trị, chính mỗi người dân, hãy chung tay góp sức bằng sự cẩn trọng trong phòng chống bệnh, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Bởi, dù thời gian tới, Việt Nam có chữa khỏi hết các ca COVID-19 thì khả năng bùng phát dịch trong vẫn có thể xảy ra. Chỉ cần một ca lây nhiễm trong cộng đồng thôi, sự lây lan đã rất khó để đo đếm được. Khi đó, Việt Nam đầu còn là một điểm đến an toàn nữa.

Rất mong, vì một Việt Nam thân thiện, an toàn, mến khách, tất cả người dân Việt Nam hãy cùng chung tay, nâng cao ý thức, trách nhiệm, đẩy lùi dịch COVID-19, thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” đã đề ra.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 95% ca khỏi COVID-19, đừng vội chủ quan! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711690919 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711690919 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10