Ai “dám” nhận trách nhiệm sau những thảm nạn “nhân tai”?

Diendandoanhnghiep.vn Tai họa đổ ập xuống mảnh đời khắc khổ của những lương dân, vậy câu hỏi đặt ra rằng ai dám nhận trách nhiệm về những “nhân tai” đã liên tiếp xảy ra?

Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, tỉnh Quảng Nam liên tục xảy ra các sự cố sạt lở và lũ lụt gây hậu quả nghiêm trọng. Hơn bao giờ hết, người dân cần được xoa dịu nổi đau từ những người “có trách nhiệm”, chứ không phải từ những sự an ủi, động viên.

Sạt lở tại hai huyện Phước Sơn và Nam Trà My đã cướp đi hàng chục sinh mạng, nhiều người bị thương và mất tích. Tang thương bao trùm lên các bản làng miền núi. Nước mắt của đồng bào không còn rơi được nữa vì đã cạn rồi. Chỉ còn lại đó những ảnh mắt thất thần nhìn tứ phía, chỉ còn lại hoài mong trong vo vọng. Chẳng thể gào khóc, gọi tên mong nhận được những hồi âm nữa.

Dưới lớp đất, đá, dòng nước lạnh ngắt ấy chính là những đồng bào không may ở lại. Họ vẫn chưa được tìm thấy.

Cách đó không xa, thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ bất ngờ cuốn trôi hàng trăm ngôi nhà của đồng bào Cơ Tu, huyện Nam Giang trong đêm. Sau bão, nhà vẫn còn nguyên. Nhưng sau xả lũ, nhà, tài sản đã đi theo con nước, làng Ca Dy trở nên trơ trọi, đổ nát.

Hàng trăm ngôi nhà của đồng bào Cơ Tu tại huyện Nam Trà My bị hư hại do thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ, phía công ty vẫn khẳng định đúng quy trình. (Ảnh Báo Quảng Nam)

Hàng trăm ngôi nhà của đồng bào Cơ Tu tại huyện Nam Trà My bị hư hại do thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ, phía công ty vẫn khẳng định đúng quy trình. (Ảnh Báo Quảng Nam)

Thế nhưng, Phó Giám đốc công ty CP thủy điện Đăk Mi – Nguyễn Thanh Bình vẫn khẳng định rằng phía thủy điện vẫn xả lũ đúng quy trình. Và thông qua việc xả lũ “đúng quy trình” ấy, phía công ty cũng đã cắt được một đợt lũ lịch sử. Nghĩa rằng, việc xả lũ như thế đáng khen hơn là đáng trách?

Lãnh đạo huyện Nam Giang đã rất bức xúc khi thấy tài sản nhân dân bị cuốn trôi, nay lại càng bức xúc hơn khi phía công ty lại thẳng thừng chối bỏ trách nhiệm với dân như vậy. Những ảnh hưởng trực tiếp là có và ai cũng thấy, nhưng việc nhận trách nhiệm thì chẳng bên nào lo, cứ thể quả bóng trách nhiệm cứ treo lơ lửng mãi.

Vậy là các dự án phát điện ấy chẳng liên cang gì đến những sự cố đã xảy ra? Hoặc họ đang muốn chối bỏ đi trách nhiệm, hoặc là dân dựng nhà ở vị trí đấy là sai...

Hãy nhìn lại trước đó, hàng ngàn hecta rừng Quảng Nam đã phải nhường đất cho thủy điện. Hàng chục thủy điện lớn nhỏ cứ thể mọc lên, con nước trở thành một món hàng siêu lợi nhuận, cứ thế thảm xanh cứ dần bị mất đi. Hậu quả như thế nào, nguyên nhân từ đâu ai cũng rõ, nhưng sự việc cứ bị đá đi.

Từ trước đến nay, miền Trung rất hiếm khi xảy ra các sự cố sạt lở nghiêm trọng đến vậy, nhưng từ khi các “bom nước” xuất hiện thì mọi việc lại trở nên khác. Đối với việc xây dựng hồ, đập thủy điện sẽ làm mất “một ít” rừng, tình trạng ngập lụt lòng hồ đã gây ra bất ổn về địa chất, sạt trượt khi gặp mưa lớn dẫn đến sạt lở như thủy điện Rào Trăng 3 hay Nam Trà My.

Và cũng chính từ việc vận hành không đúng nguyên tắc của các thủy điện khiến tình trạng lũ lụt, sạt lở thêm phần khó đoán. Nếu làm đúng, các thủy điện cũng góp phần giữ nước để điều tiết cho hạ du vào mùa khô. Nhưng dân vùng hạn hạ du chờ mãi vẫn không thấy nước về. Rồi khi trời mưa lớn thì thủy điện phải xả trước để đón lượng nước mới, nhưng mưa nhỏ thì “các ông” lại không dám xả vì sợ thiếu hụt. Đến khi quá tải lại ồ ạt đẩy ra với tên gọi “điều tiết lũ”.

Đối với việc xây dựng hồ, đập thủy điện sẽ làm mất “một ít” rừng, tình trạng ngập lụt lòng hồ đã gây ra bất ổn về địa chất, sạt trượt khi gặp mưa lớn.

Đối với việc xây dựng hồ, đập thủy điện sẽ làm mất “một ít” rừng, tình trạng ngập lụt lòng hồ đã gây ra bất ổn về địa chất, gây sạt trượt khi gặp mưa lớn.

Các dự án phát điện đóng góp một phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là một điều không thể phủ nhận. Nhưng thử ngẫm mà xem, ngoài phần đóng góp ấy thì những phần lợi nhuận to lớn đều mang về cho doanh nghiệp. Còn lại hậu hỏa thì đổ hết lên đầu dân.

Những thảm nạn, sự cố ấy, không thể thể cứ đổ hết do thiên tai. Không thể cứ nói rằng do mưa nhiều nên đất nhão ra dễ sạt lở, mưa nhiều nên nước nguồn về gây lũ lụt.

Rất rõ ràng, các thảm nạn, sự cố liên tục xảy ra đều có nguyên nhân rất lớn từ tác động của con người. Vậy những người đã từng tham gia công tác đánh giá tác động môi trường của các dự án có nhận thấy được hiểm họa, những chữ ký phê duyệt dự án khi ấy có thấu được nỗi đau của dân?

Đến khi sự cố xảy ra, những người có trách nhiệm đang ở đâu? Chẳng ai “dám” lên tiếng, ai cũng nhận mình đã làm đúng quy trình và sự cố kia là do thiên tai. Ai cũng muốn đổ hết cho Trời nhưng Trời không nhận đâu, bởi lẽ “ổng” cũng biết oan.

Ngay lúc này, rất cần những tập thể, cá nhân “dám” nhận trách nhiệm về mình, sẵn sàng triển khai ngay công tác khác phục hậu quả. Cần lắm sự trách nhiệm để lo được cho đồng bào vượt qua những ngày khó khăn, lo cho những đứa trẻ bơ vơ trong quãng đường dài phía trước được đầy đủ.

Đó chính là điều cần thiết, để những đứa trẻ bỗng dưng mồ côi có thêm nghị lực bước tiếp, để những mảnh đời may mắn còn ở lại được yên lòng. Vậy nên, những người “có trách nhiệm” hãy làm đúng nghĩa vụ của mình, đừng ngó lơ trước nỗi đau của đồng bào như thế. Hãy xoa dịu nỗi đau ấy, hãy để những người không may kia được thanh thản, để ngững ngày buồn chóng qua.

Ngoài kia bão số 10 đang tiến vào, nỗi lo cũng đang nối đuôi theo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ai “dám” nhận trách nhiệm sau những thảm nạn “nhân tai”? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714088408 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714088408 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10