AI và nhân quyền trong kiểm soát COVID-19 tại Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Chỉ đến khi đại dịch COVID-19 bùng phát lần đầu tiên tại Trung Quốc, thì nhiều người mới nhận ra được mặt tích cực của công nghệ này trong cuộc chiến chống lại sự bùng phát của SARS-CoV-2.

Mặc dù công nghệ nhận dạng sinh trắc học vốn từ lâu đã được áp dụng trong cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc, nhưng điều này luôn làm nảy ra những luồng tranh cãi khác nhau về quyền riêng tư của người dân.

Chỉ đến khi đại dịch COVID-19 bùng phát lần đầu tiên tại quốc gia tỷ dân, thì nhiều người mới nhận ra được mặt tích cực của công nghệ này trong cuộc chiến chống lại sự bùng phát của COVID-19.

Tại Quảng Châu – thành phố vốn được mệnh danh là trung tâm thương mại và công nghiệp của miền nam Trung Quốc, gần đây các máy tính bảng đã được lắp đặt tại lối lên của hệ thống xe bus công cộng. Khi lên xe, các hành khách sẽ lại gần máy tính này, phần mềm đặc biệt sẽ đo nhiệt độ của hành khách cũng như lưu lại hình ảnh nhận dạng của họ.

Theo các nhà điều hành xe buýt công cộng của Trung Quốc, các tài xế xe bus trên khắp Trung Quốc đã tự kiểm tra thân nhiệt của hành khách trước khi họ lên xe, nhưng Quảng Châu là thành phố tiên phong trong việc triển khai công nghệ tinh vi hơn.

Những bức ảnh được các máy tính bảng này chụp và lưu trữ lại sau đó có thể được sử dụng để theo dõi và kiểm soát nếu một hành khách sau đó bị phát hiện mắc COVID-19.

Mặc dù công nghệ này đã làm dấy lên những lo ngại về tính riêng tư của cá nhân, nhưng các nhà điều hành hệ thống giao thông công cộng Quảng Châu tuyên bố dữ liệu sẽ không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.

Và trong hoàn cảnh hiện tại, hành khách không có sự lựa chọn nào khác nếu như muốn sử dụng phương tiện công cộng tại Quảng Châu.

Trước đó, các “ông lớn” công nghệ tại Trung Quốc như Alibaba hay Tencent cũng đều đã áp dụng trí tuệ nhân tạo và các phần mềm theo dõi sức khoẻ được cài đặt sẵn trên các thiết bị di động của hãng.

Cụ thể, dựa trên thông tin phản hồi từ người dùng, các thuật toán sẽ hiển thị mã sức khỏe có màu xanh lá cây, vàng hoặc đỏ, biểu thị khả năng người dùng có bị nhiễm virus hay không và từ đó họ có thể tham gia các hoạt động cộng đồng hay không. Những người nhận được mã đỏ phải tự cách ly hoặc được cách ly tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày.

Tất cả các thông tin được cung cấp qua các hệ thống giám sát người dân, bao gồm cả nơi ở gần đây của họ, khách sạn họ đã lưu trú hoặc lịch sử đi lại đều được kiểm tra chéo với hệ thống dữ liệu khổng lồ của chính phủ, từ dữ liệu vị trí điện thoại thông minh đến mua vé tàu hay mua vé máy bay đều được liên kết với nhau.

công ty khởi nghiệp tại các quốc gia này nghiên cứu và tiến sâu vào lĩnh vực này, tìm cách xuất khẩu công nghệ của họ sang Trung Quốc, Đông Nam Á và hơn thế nữa.

Nhiều công ty khởi nghiệp tại Mỹ và Châu Âu đều tiến hành nghiên cứu và tiến sâu vào lĩnh vực nhận dạng công nghệ sinh học nhằm tìm cách xuất khẩu công nghệ của họ sang Trung Quốc và Đông Nam Á

Ngay khi có được dữ liệu này, cơ quan chức năng sẽ tạo ra một bảng danh sách những chuyến tàu, máy bay có người nhiễm virus di chuyển và yêu cầu hành khách từng di chuyển trên các chuyến này phải tự cách ly, không được sử dụng phương tiện công cộng và đăng ký tới khu vực lưu trú để được theo dõi.

Điều này cho phép các cơ quan chức năng truy cập dễ dàng hơn vào dữ liệu của những công ty. Thay vì phải gặp trực tiếp người nhiễm virus và hỏi về hành trình của người này, họ có thể lấy dữ liệu chuyến bay, tàu mà người này đã đi một cách nhanh chóng.

Ở một khía cạnh nào đó, các nỗ lực nhằm kiểm soát COVID-19 được hỗ trợ bởi công nghệ đã chứng minh đây là hoạt động cần thiết, hiệu quả và thông minh. So với các hoạt động kiểm soát y tế trực tiếp khác, sự đơn giản của việc có được một mã sức khỏe màu đã làm giảm đáng kể khả năng lây nhiễm dịch bệnh chéo trong cộng đồng.

Trước đó, theo tờ World Finance, khoảng 30% doanh thu từ hệ thống giám sát video toàn cầu là của ba công ty Trung Quốc - Hikvision, Dahua Technology và Uniview Technologies - và cả Trung Quốc chiếm 46% doanh thu của thị trường này vào năm 2018.

Những chiếc camera do các hãng của Trung Quốc đang sản xuất vượt xa nhiều năm về công nghệ so với bất kỳ quốc gia nào khác sản xuất trên thị trường hiện nay, có sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất và có trang bị phần mềm nhận dạng khuôn mặt.

Tuy nhiên, công nghệ nhận dạng khuôn mặt như vậy sẽ rất ít hy vọng có thể phát triển ở Mỹ và Châu Âu. Năm ngoái, Bộ Thương mại Mỹ đã thêm 28 tổ chức của Trung Quốc vào danh sách đen Entity List do các cáo buộc về vai trò của họ trong các vi phạm nhân quyền.

Nhiều công ty công nghệ trí tuệ nhân tạo, sản xuất các thiết bị giám sát như Hikvision, Dahua, iFlytek, Megvii, SenseTime, Yitu Technologies… đều nằm trong danh sách này. Những động thái này được cho là nhằm ngăn chặn hiệu quả các thực thể này có thể giao dịch với các công ty công nghệ của Mỹ.

Cương quyết hơn, bang San Francisco đã có lập trường cứng rắn trong việc đưa ra các chính sách nhằm chống lại việc lạm dụng dữ liệu nhận dạng cá nhân. Cụ thể, năm 2019 lãnh đạo Bang này đã cấm sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt, bất kể đó là hoạt động của cảnh sát hay hoạt động của các cơ quan chính phủ khác.

Bên cạnh đó, quy định bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh châu Âu có hiệu lực vào năm 2018, theo đó sinh trắc học được coi là "danh mục dữ liệu cá nhân đặc biệt" đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý đặc biệt để sử dụng và xử lý.

Tuy nhiên, việc Mỹ hay châu Âu áp dụng các chính sách cứng rắn như vậy cũng không ngăn được một số lượng lớn các công ty khởi nghiệp tại các quốc gia này nghiên cứu và tiến sâu vào lĩnh vực này, tìm cách xuất khẩu công nghệ của họ sang Trung Quốc, Đông Nam Á và hơn thế nữa.

Chẳng hạn, Deep Blue Technology - một công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo tại Mỹ đã sử dụng công nghệ nhận dạng lòng bàn tay trong hoạt động thanh toán. Người tiêu dùng đặt tay lên một thiết bị cảm biến vân tay trong quá trình thanh toán. Tổng số tiền nợ sau đó được tự động tính và tiền sẽ được trừ từ tài khoản thanh toán kỹ thuật số của người tiêu dùng.

Trước đó, công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã được sử dụng rộng rãi trong thanh toán tại Trung Quốc. Trong khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi nằm trong chuỗi cửa hàng 7-Eleven ở phía Nam Trung Quốc, người tiêu dùng có thể trả tiền cho các sản phẩm chỉ bằng cách đưa mặt vào gần máy quét.

Mặc dù rất khó để trả lời câu hỏi làm thế nào để cân bằng giữa sức khỏe cộng đồng với quyền riêng tư và quyền riêng tư trong trường hợp khẩn cấp về sức khỏe, nhiều ý kiến lo ngại rằng dịch COVID-19 đã chỉ ra những khía cạnh đáng lo ngại của mạng lưới giám sát tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định trong tình huống khẩn cấp như đại dịch COVID-19, mối lo ngại về quyền riêng tư nên gạt sang một bên.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết AI và nhân quyền trong kiểm soát COVID-19 tại Trung Quốc tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713971989 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713971989 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10