Tàu đổ bộ Vikram của Ấn Độ đã đâm xuống bề mặt Mặt Trăng trong khi tiến hành hạ cánh. Nếu tàu Vikram hạ cánh thành công, Ấn Độ sẽ ghi danh là một trong bốn quốc gia đổ bộ lên Mặt Trăng.
Chỉ vài phút trước khi Vikram được lên kế hoạch chạm xuống Mặt trăng, dữ liệu của tàu đổ bộ từ bên trong trung tâm điều khiển nhiệm vụ của Ấn Độ cho thấy con tàu đã lạc hướng. Khi Vikram ở khoảng cách 2,1 km so với bề mặt, Ấn Độ đã mất liên lạc với tàu đổ bộ. Ấn Độ vẫn chưa đưa ra xác nhận chính thức về việc tàu đổ bộ có thực sự bị hỏng hay không.
Tàu đổ bộ Vikram là một phần quan trọng của nhiệm vụ Chandrayaan-2 - một dự án nhằm tìm hiểu thêm về cực nam chưa được khám phá và cực kỳ hấp dẫn của Mặt Trăng.
Nhiều tàu vũ trụ Mặt Trăng đã thu thập đủ bằng chứng về khu vực này để cho thấy rằng một lượng nước bị đóng băng đáng kể có khả năng được tích trữ ở cực nam, nằm trong các miệng núi lửa lạnh lẽo trong bóng tối vĩnh viễn.
Mục tiêu của Ấn Độ với Chandrayaan-2 là hạ cánh các tàu vũ trụ trong khu vực này để hiểu rõ hơn về thành phần của khu vực và tìm hiểu xem có trữ lượng nước đóng băng có trong khu vực.
Vikram mang theo một xe tự hành thăm dò rover là Pragyan sẽ khám phá khu vực cực nam một cách chi tiết bằng cách sử dụng một loạt các thiết bị, bao gồm máy đo địa chấn để đo các trận động đất và tia X để tìm ra thành phần của bụi bẩn (và nước đá).
Có thể bạn quan tâm
04:37, 03/01/2019
20:10, 26/03/2018
11:53, 15/03/2018
Đây không phải lần đầu tiên Ấn Độ đưa tàu vũ trụ lên Mặt Trăng. Trước đó, vào năm 2008 nhiệm vụ đầu tiên của Ấn Độ trên Mặt Trăng gọi là Chandrayaan-1, dự án này nhằm nghiên cứu các hạt bụi trên Mặt Trăng.
Đối với nhiệm vụ tiếp theo này, Ấn Độ hy vọng sẽ giữ cho tàu đổ bộ mặt trăng và rover kết hợp tồn tại trên Mặt trăng trong một thời gian dài. Hai con bot được cho là tồn tại khoảng hai tuần, khi Mặt Trăng được chiếu bởi ánh sáng Mặt Trời liên tục. Bộ đôi này sẽ ngừng hoạt động khi ban đêm Mặt Trăng bắt đầu, khi Mặt trăng chìm trong bóng tối và nhiệt độ bề mặt giảm mạnh, đôi khi dưới -200 độ F (-130 độ C).
Mặc dù nhiều cuộc đổ bộ Mặt Trăng đã xảy ra từ những năm 1960, nhưng việc đáp xuống Mặt Trăng vẫn còn tương đối khó khăn. Nó đòi hỏi phải căn chính xác động cơ đẩy của tên lửa để hạ nó xuống một hành tinh mà không có bầu khí quyển. Một tổ chức phi lợi nhuận của Israel đã chứng minh sự thách thức này là như thế nào vào tháng Tư, khi nó cố gắng hạ cánh một tàu đổ bộ Mặt Trăng được tư nhân tài trợ trên bề mặt Mặt Trăng. Một trục trặc đã khiến động cơ tàu đổ bộ ngừng hoạt động quá sớm và tàu vũ trụ vô tình đâm sầm vào bề mặt.
Nhiều tổ chức và thực thể khác trên khắp thế giới cũng đang hy vọng đến được Mặt trăng. Các doanh nghiệp ở Mỹ đều đang nỗ lực để hạ cánh các phương tiện robot trên Mặt Trăng trong vài năm tới, trong khi NASA tuyên bố sẽ đưa mọi người trở lại bề mặt mặt trăng vào năm 2024 với nhiệm vụ của cơ quan là Artem Artemis.