Ẩn họa “lửng lơ” tại các công trường

Diendandoanhnghiep.vn Những vụ tai nạn thương tâm liên tục xảy ra tại các công trường do sự cẩu thả, vô trách nhiệm của đơn vị thực thi. Phải chăng, chưa có ai bị xử lý nên nhiều người vẫn thờ ơ?

hihii

Hiện trường sự việc bé trai rơi xuống trụ bê tông sâu 35m ở công trình cầu Rọc Sen tại xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Sự việc bé Hạo Nam rơi xuống trụ bê tông sâu 35m ở công trình cầu Rọc Sen tại xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp mới đây tiếp tục là tiếng chuông báo động về tình trạng chủ quan, mất an toàn tại các công trường xây dựng, nhất là ở khâu kiểm tra, giám sát.

Trong sự việc này, camera ghi lại hình ảnh bé Hạo Nam lọt xuống trụ bê tông làm nhiều người xem ngạt thở lẫn tức giận. Nhiều vấn đề đã được mổ xẻ. Đáng nói, ở một công trường xây dựng luôn rình rập những hiểm nguy nhưng trẻ nhỏ lại có thể vào đó dễ dàng. Khó chấp nhận hơn khi trước đây đã từng xảy ra không phải một, hai lần…Mới 10 ngày trước khi xảy ra vụ việc này, tại Đồng Nai cũng xảy ra sự việc bé gái 5 tuổi rơi xuống hố ép cọc bê tông sâu khoảng 15m tại khu vực công trường đang thi công.

Trong vụ tai nạn đó, do miệng hố rất nhỏ, không thể trực tiếp tiếp cận nạn nhân, lực lượng chức năng phải vừa trấn an tinh thần bé gái vừa đưa dây và thiết bị chuyên dụng xuống để bé bám vào, kéo lên. Khoảng 10 tiếng sau, bé gái mới được đưa ra khỏi hố trong sự hoảng loạn. Nhưng không nhiều trẻ may mắn thoát chết khi gặp nạn như bé gái này. Thực tế, đã có rất nhiều đứa trẻ chết đuối ở những hố nước tại các công trường xây dựng. 

Còn nhớ, cách đây không lâu, một sự việc xảy ra tại Hải Dương, cháu T.N tử vong khi rơi xuống hố sâu chứa nước tại một khu vực đang thi công. Theo đó, thấy không có rào chắn, cháu N. cùng bạn tò mò, hiếu kỳ rủ nhau vào công trường, chẳng may cháu N. bị rơi xuống hố sâu chứa nước, tử vong. Theo gia đình, công trình này không có rào chắn.

Hay như tại huyện Tây Sơn, Bình Định từng xảy ra sự việc hai cháu bé mới 4 và 5 tuổi tử vong khi rơi xuống hố nước sâu 1,1m của một công ty xây dựng đào để đặt cống nước thoát của công trình. Theo cơ quan chức năng, địa phương nơi các cháu gặp nạn, đơn vị thi công không để biển báo hoặc giăng dây cảnh báo nguy hiểm. Chỉ sau khi hai đứa trẻ mất mạng thì mới xuất hiện tấm biển cảnh báo nguy hiểm. 

Trên đây chỉ là một số ít những vụ tai nạn thương tâm điển hình, thực tế còn rất, rất nhiều đứa trẻ từng mất mạng tại các công trường xây dựng do sự cẩu thả, vô trách nhiệm của đơn vị thực thi. Đáng nói, phía trước nhiều công trường, dù hai chữ "an toàn" in trên các băng rôn đỏ vẫn được treo ngay ngắn nhưng nhiều quy chuẩn an toàn lại bị “bỏ quên”!

>>Đâu là giải pháp tổng thể cho giao thông Hà Nội?

hihi

Bé gái may mắn thoát nạn ở Đồng Nai

Soi chiếu theo quy định của pháp luật hiện nay, Điều 109 Luật Xây dựng năm 2014 đã quy định rõ: “Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trường xây dựng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ đầu tư tổ chức quản lý. Nội dung quản lý công trường xây dựng gồm: xung quanh khu vực công trường xây dựng phải có rào ngăn, trạm gác, biển báo dễ nhìn, dễ thấy, để đảm bảo ngăn cách giữa phạm vi công trình với bên ngoài; vật tư, vật liệu, thiết bị chờ lắp đặt phải được sắp xếp gọn gàng theo thiết kế tổng mặt bằng thi công; trong phạm vi công trường xây dựng phải có các biển chỉ dẫn về sơ đồ tổng thể mặt bằng công trình, an toàn, phòng, chống cháy, nổ và các biển báo cần thiết khác; nhà thầu thi công xây dựng phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và phương tiện ra vào công trường...”.

Đáng nói, không chỉ Luật Xây dựng năm 2014, các luật liên quan khác như Luật An toàn, Vệ sinh lao động cũng quy định: “Người nào vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật”. 

Có thể nói, vấn đề đảm bảo an toàn công trình, công trường xây dựng theo các quy định của pháp luật được ban hành đến thời điểm này được coi là rất chặt chẽ, với những chế tài xử phạt nghiêm khắc. Thế nhưng, thật đáng buồn khi hàng loạt vụ tai nạn thương tâm vẫn liên tiếp xảy ra bởi sự vô trách nhiệm, cẩu thả của đơn vị thực thi.

Thiết nghĩ để hạn chế những sự việc đáng tiếc xảy ra, chủ đầu tư, người lao động cần có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn. Người sử dụng nguồn lao động cần đào tạo cơ bản, thực hiện giám sát điều kiện lao động tại các công trình thường xuyên, liên tục nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình thi công. Mặt khác, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, đối tượng sử dụng lao động và có chế tài xử lý nghiêm khắc nếu không tuân thủ.

Cơ quan chức năng địa phương cũng cần phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, xử lý nghiêm những công trình xây dựng vi phạm an toàn lao động... để tránh những tiếng khóc thương tâm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ẩn họa “lửng lơ” tại các công trường tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713628202 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713628202 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10