An ninh hàng hải thế giới và khu vực Biển Đông: Bài 1 - Những thách thức

Diendandoanhnghiep.vn Vấn nạn cướp biển, khủng bố ngày càng ảnh hưởng tới sự phát triển của thương mại hàng hải trên thế giới và khu vực.

>> Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội cảng biển Đông Nam Á

Thế kỷ XXI là thế kỷ của biển và đại dương, hầu hết các quốc gia, nhất là các nước lớn trên thế giới đều hướng hoạch định chính sách và hoạt động ra biển và đại dương, các hoạt động kinh tế biển quốc tế ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn.

Tuy nhiên, các yếu tố về an ninh hàng cũng ngày càng gia tăng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải của thế giới và khu vực Biển Đông, nhất là vấn nạn cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền trên biển, mặt khác, nguy cơ khủng bố ngày càng ảnh hưởng tới sự phát triển của thương mại hàng hải trên thế giới và khu vực.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tập trận cùng tàu hải quân Singapore ở Biển Đông hồi tháng 7-2021

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tập trận cùng tàu hải quân Singapore ở Biển Đông hồi tháng 7/2021. Ảnh: Reuters

Thách thức trong bối cảnh hiện nay

Thách thức hàng hải thế giới hiện nay gồm các nhân tố: Tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên một số vùng biển đảo chưa được giải quyết dứt điểm. Yêu sách chủ quyền, quan điểm chủ quyền về biển đảo khác nhau giữa các quốc gia đã làm cho một số vùng biển đảo trở thành điểm nóng của thế giới đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh hàng hải thế giới. Một số tuyến hàng hải thế giới, eo biển quốc tế đang nằm trong tình trạng phức tạp do bất đồng về quan điểm chủ quyền. Một số vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền quyền liệt, nguy cơ đe dọa đến vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển, hiện hữu sự rủi ro đối với hệ thống vận tải thương mại toàn cầu bằng đường biển.

Bên cạnh đó, tình hình cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền ngày càng diễn biến phức tạp, tình hình các vụ cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền ngày càng gia tăng. Các băng nhóm tội phạm hoạt động trên biển ngày càng tinh vi, sẵn sàng sử dụng phương tiện, vũ khí chống trả quyết liệt với lực lượng chức năng hoạt động trên biển.

Hiện nay tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng và phương thức thực hiện tinh vi hơn là thách thức an ninh phi truyền thống thông thường,và rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Chúng có thể đánh cắp dữ liệu không được phép của các Chính phủ hoặc người có thẩm quyền, lan truyền các thông tin thất thiệt, thiếu kiểm chứng. Nguy hiểm hơn, tội phạm công nghệ cao còn thực hiện tấn công hệ thống hạ tầng thông tin, truyền thông quốc gia, gây ảnh hưởng đến an ninh, hoà bình thế giới, trong đó có an ninh hàng hải.

Biến đổi khí hậu toàn cầu là một vấn đề quan trọng hàng đầu của an ninh môi trường và đã trở thành thách thức an ninh hàng hải thế giới. Biến đổi khí hậu toàn cầu đã nổi lên như một yếu tố thách thức và tiềm ẩn nguy cơ đối với an ninh hàng hải thế giới. Tình hình bão tố, giông gió trái quy luật đã tác động đến hệ thống tàu thuyền hoạt động trên biển, đã có những vụ chìm tàu vận tải biển, tàu chở khách trên biển mà nguyên nhân là thời tiết giống gió, mưa bão v….

Tựu trung lại thách thức trong bảo đảm an ninh hàng hải thế giới và khu vực hiện nay nổi lên các vấn đề như tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia làm ảnh hưởng an ninh đến các tuyến đường hàng hải. Tình hình cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền ngày càng diễn biến phức tạp trong bối cảnh hiện nay đã đặt ra thách thức lớn đối với hệ thống tàu thuyền thương mại, công vụ hoạt động trên các vùng biển của thế giới và khu vực. Tình hình biến đổi khí hậu cũng đã tác động đến an ninh hàng hải thế giới và khu vực, sự xuất hiện nhiều cơn bão, going tố trái quy luật đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động hàng hải thế giới và khu vực hiện nay.

Thách thức trong bảo đảm an ninh hàng hải ở Biển Đông hiện nay, trước hết là do vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc bao trùm lên nhiều vùng biển đảo của các quốc gia trong khu vực. Các vùng biển đảo đang nằm trong tình trạng tranh chấp, nếu không được giải quyết dứt điểm là thách thức không nhỏ đối với an ninh hàng hải ở Biển Đông. Xung đột leo thang sẽ làm ách tách tuyến đường hàng hải huyết mạch của thế giới qua khu vực Biển Đông. Căng thẳng xung đột ở Biển Đông không chỉ dừng lại ở thách thức an ninh hàng hải với 40% khối lượng thương mại thế giới. Biển Đông đang đứng trước thách thức bị đe dọa sử dụng vũ lực nghiêm trọng và có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang. Hoạt động chạy đua vũ trang của các quốc gia xung quanh khu vực biển này cho thấy những dấu hiệu đáng lo ngại, đặc biệt là sự đầu tư cho lực lượng vũ trang trên biển.

Thách thức thứ hai đối với vùng Biển Đông là tình hình cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền ngày càng gia tăng, các băng nhóm tội phạm hoạt động trên biển để trấn áp, cướp hàng, bắt cóc con tin đòi tiến chuộc. Đây là thách thức rất nghiêm trọng đến lưu lượng tàu thuyền hoạt động trên Biển Đông. Hiện nay, một thỏa thuận an ninh được ký kết giữa các quốc gia còn thiếu ý chí chính trị và năng lực thực thi tạo cơ hội cho cướp biển và cướp có vũ trang hoành hành. Trong hoạt động hàng hải ở Biển Đông hiện nay cho thấy, các vấn đề kinh tế biển hoạt động nhộn nhịp, đồng thời kéo theo các hoạt động cướp biển và tội phạm trên biển diễn biến phức tạp đặt yêu ra cầu bức thiết.

Biển Đông đang nổi lên hai khu vực điểm nóng của nạn cướp biển và cướp có vũ trang đó là eo biển Malacca và eo biển Sulu – Celebes: Eo biển Malacca nằm ở vị trí địa kinh tế và địa chính trị quan trọng giữa bán đảo Malaysia và đảo Sumatra của Indonesia nối liền Biển Đông và Ấn Độ Dương, là lối đi tắt cho khoảng 50. 000 lượt tàu thuyền qua lại chiếm ¼ tổng số lưu lượng tàu thuyền hoạt động trên toàn thế giới. Tại đây, các đối tượng cướp biển và cướp có vũ trang hoạt động rất manh động kể cả vào ban ngày, chúng lợi dụng sự đông đúc của lượng tàu thuyền qua lại trao đổi hàng hóa, trà trộn vào đó để hoạt động mà không sợ bị các cơ quan chức năng phát hiện.

Đã có rất nhiều tàu dầu nước ngoài bị cướp biển và cướp có vũ trang vùng biển này tấn công giữa ban ngày. Ở phía Đông Nam Biển Đông, eo biển Sulu – Celebes, khu vực giữa Singapore với hai quần đảo Anamba và Natuna nằm giữa ba nước Philippines, Malaysia và Indonesia, đây là điểm nóng của tuyến hàng hải khu vực và thế giới. Khu vực này có địa hình phức tạp và rất khó tiếp cận, được kiểm soát bởi lực lượng chiến binh Hồi giáo Abu Sayyaf có trụ sở tại miền Nam Philippines.

Nhóm này nổi tiếng bởi sự liều lĩnh và thách thức các cơ quan chức năng, ngoài việc cướp hàng hóa chúng còn thực hiện các hành vi bắt giữ thủy thủ làm con tin để đòi tiền chuộc từ các chính phủ, tổ chức chủ quản hoặc gia đình họ và sẵn sàng giết con tin nếu không được đáp ứng các điều kiện chúng đưa ra. Những năm gần đây, nhờ ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ, nhóm cướp biển Abu Sayyaf thường xuyên có những vụ tấn công tàu lớn, trong đó có nhiều tàu của các nước Malaysia, Indonesia, Philippines.

Tình hình Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hàng hải, sự xuất hiện những cơn bão trái quy luật đã làm ảnh hưởng đến sự vận chuyển hàng hóa của các tàu thuyền. Tình hình thời tiết ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, giông gió v.v..., làm ách tách tàu thuyền tại các cảng biển, hàng hóa không được vận chuyển đúng tiến độ thời gian, tuyến hành trình. Những nhân tố này đã làm ảnh hưởng đến an ninh hàng hải ở Biển Đông trong bối cảnh hiện nay.

Trung Quốc đã từng đưa giàn khoan 981 với sự hộ tống của tàu cảnh sát biển, xâm nhập trái phép vào vùng biển của Việt Nam. Ảnh: Reuters
 

Trung Quốc đã từng đưa giàn khoan 981 với sự hộ tống của tàu cảnh sát biển, xâm nhập trái phép vào vùng biển của Việt Nam. Ảnh: Reuters

>> Tranh chấp ở Biển Đông cần giải quyết theo UNCLOS 1982

>> Quá trình phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Biển Đông

>> Lợi ích chiến lược của một số nước lớn ở Biển Đông

Bảo đảm an ninh hàng hải ở vùng biển Việt Nam

Vùng biển Việt Nam nằm trong khu vực Biển Đông, đang nổi lên một số thách thức trong đảm bảo an ninh hàng hải.

Thứ nhất, một số vùng biển đảo của nước ta bị ngoài xâm chiếm trái phép. Mặc dù Nhà nước Việt Nam đã ký kết hiệp định phân định biển với một số quốc gia hữu quan, song con một số vùng biển đảo đang nằm trong tình trạng bị nước ngoài xâm chiếm trái phép, chồng lấn, giáp ranh chưa được phân định rõ ràng. Tình trạng này, đã ảnh hưởng đến an ninh hàng hải đối với hệ thống tàu thuyền hoạt động vận tải trên biển.

Thứ hai, tình hình cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền đã xuất hiện và hoạt động trên vùng biển Việt Nam. Tình hình hoạt động của các băng nhóm tội phạm trên biển ngày càng tinh vi, buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép ma túy làm ảnh hưởng đến an ninh hàng hải ở vùng biển Việt Nam.

Thứ ba, tình hình Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hàng hải ở vùng biển Việt Nam. Vùng biển Việt Nam thường xuất hiện nhiều cơn bão đã làm ảnh hưởng đến sự vận chuyển hàng hóa của các tàu thuyền trên biển. Tình hình thời tiết ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, giông gió v.v..., làm ách tách hoạt động của tàu thuyền tại các cảng biển, hàng hóa không được vận chuyển đúng tiến độ thời gian, tuyến hành trình. Một số tàu thuyền vận tải biển đã bị chìm đắm do giông tố, mưa bão.

Đảm bảo an ninh hàng hải thế giới và khu vực Biển Đông

Đảm bảo an ninh hàng hải thế giới là các tuyến vận tải đường biển được kiểm soát tốt, không bị đe dọa bới các yếu tố tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển đảo. Để đảm bảo an ninh hàng hải thế giới đỏi hỏi cộng đồng quốc tế phải chung tay đấu tranh với tội phạm cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền. Tuyệt đối không để cho các loại tội phạm cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tự do hoạt động trên biển, trên các eo biển quốc tế, khống chế tàu thuyền cướp hàng, bắt cóc con tin. Ngoài ra phải chung tay phòng chống thiên tai, timf kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển, cảnh báo sớm sóng thần, giông tố, bão lốc trên biển cho các tàu thuyền hoạt động trên biển.

Để đảm bảo an ninh hàng hải trên Biển Đông, trước hết các vùng biển đảo phải được phân định rõ ràng, không có sự tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, tránh để trở thành điểm nóng thế giới do bất đồng về quan điểm chủ quyền.

Giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng biện pháp hòa bình, trên tinh thần quy định của luật pháp quốc tế, luật biển quốc tế và quy định của UNCLOS. Để đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đông thì phải loại trừ được tình trạng cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền. Một khi các loại tội phạm này không bị tiêu diệt, kiềm chế thì tuyến hàng hải ở Biển Đông sẽ không được đảm bảo. An ninh hàng hải ở Biển Đông được đảm bảo cần phải thực hiện tốt được công tác cảnh báo thiên tai từ sớm do biến đổi khí hậu, thời tiết.

Đảm bảo an ninh hàng hải trên vùng biển Việt Nam

Để đảm bảo an ninh hàng hải ở vùng biển Việt Nam, trước tiên các vùng biển đảo của chúng ta phải được phân định một cách hòa bình. Tranh chấp chủ quyền biển đảo sẽ đe dọa đến an ninh hàng hải ở vùng biển Việt Nam. Các tuyến hàng hải quốc tế qua vùng biển Việt Nam được đảm bảo an ninh khi vùng biển của chúng ta được kiểm soát tốt, tuyệt đối không để xảy ra xung đột vũ trang trên biển đảo dù là ở cường độ thấp.

Đảm bảo an ninh hàng hải trên vùng biển Việt Nam còn được thể hiện ở chỗ là loại trừ, kiểm soát, trấn áp được các hoạt động cướp biển, có vũ trang chống lại lại tàu thuyền. Tuyệt đối không thể để cho các hoạt động của tội phạm lộng hành trên các vùng biển Việt Nam. Mặt khác, để đảm bảo an ninh hàng hải trên vùng biển Việt Nam chúng ta phải tổ chức tốt công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tàu thuyền trên biển.

(Còn nữa)

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết An ninh hàng hải thế giới và khu vực Biển Đông: Bài 1 - Những thách thức tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714089038 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714089038 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10