An ninh hàng hải thế giới và khu vực Biển Đông: Bài 3 - Khuyến nghị đối với Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Cục diện thế giới đang thay đổi tác động đến chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông, do vậy Việt Nam cần đồng bộ các giải pháp cả về đối ngoại, an ninh quốc phòng, ngoại giao, kinh tế.

>> An ninh hàng hải thế giới và khu vực Biển Đông: Bài 1 - Những thách thức

ggg

Tăng cường năng lực kiểm soát các vùng biển chủ quyền thông qua xây dựng phát triển lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam

Thứ nhất, tăng cường năng lực kiểm soát các vùng biển chủ quyền thông qua xây dựng phát triển lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và nâng cao sức mạnh lực lượng hải quân, biên phòng, dân quân biển, kiểm ngư, không quân.

Thứ hai, không thể đứng một mình. Việt Nam đã và đang triển khai hiệu quả chiến lược cân bằng chủ động thông qua tăng cường hợp tác an ninh hàng hải với các cường quốc khu vực, nhằm duy trì môi trường hòa bình, an ninh trên biển; tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và các lợi ích chính đáng của Việt Nam theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS năm 1982.

Thứ ba, tích cực thúc đẩy sự đoàn kết nội bộ trong khối ASEAN. Năm 2020, Việt Nam đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên của ASEAN, đây sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam đưa ra và triển khai các sáng kiến củng cố cộng đồng ASEAN, nhất là tăng cường sự đoàn kết, thông nhất trong ASEAN trong giải quyết vấn đề Biển Đông.

Thứ tư, tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước, nhất là tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ, nhất là khoa học về biển, nguồn nhân lực chất lượng cao về biển. Đây chính là nền tảng để Việt Nam phát huy sức mạnh nội lực kết hợp với sức mạnh từ bên ngoài, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, góp phần giữ vững môi trường hòa bình khu vực và thế giới.

Thứ năm, bảo đảm kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh, phối hợp chặt chẽ các hoạt động đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực. Nắm chắc mọi di biến động của đối phương, đánh giá, dự báo đúng tình hình trên biển để có đối sách phù hợp không để bị động, bất ngờ, không mắc mưu khiêu khích. Khuyến khích ngư dân ra khơi, kiên trì bám biển để khai thác ngư trường truyền thống.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tập trận cùng tàu hải quân Singapore ở Biển Đông hồi tháng 7-2021

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tập trận cùng tàu hải quân Singapore ở Biển Đông hồi tháng 7/2021. Ảnh: Reuters

>> An ninh hàng hải thế giới và khu vực Biển Đông: Bài 2 - Giải pháp nào?

Tình hình Biển Đông vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, xuất phát từ quan điểm khác nhau về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, đòi hỏi cần có hệ giải pháp mang tính chiến lược nhằm góp phần đảm bảo an ninh hàng hải của khu vực và thế giới, đặc biệt là thông qua các thoả thuận về phối hợp hoạt động như trao đổi thông tin, tuần tra chung và diễn tập của các lực lượng chuyên trách hoạt động trên biển, phối hợp đồng bộ giữa các bên hữu quan để kiểm soát an ninh và an toàn hàng hải.

Các vấn đề liên quan đều rất phức tạp, còn có nhiều lĩnh vực liên quan đến nhiều lợi ích và mâu thuẫn lẫn nhau giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông. Thực tế cho thấy, nhu cầu đối với các giải pháp đảm bảo an ninh hàng hải trên Biển Đông ngày càng tăng. Do đó, các quốc gia hữu quan cần phải tiến hành hợp tác thiện chí để phối hợp đồng bộ thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh hàng hải cho các phương tiện lưu thông qua khu vực Biển Đông.

Giải pháp chiến lược đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đông là yêu cầu của thực tiễn nhằm giảm bớt nguy cơ xung đột vũ trang và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các bên liên quan. Các hoạt động cụ thể gồm hợp tác trong việc kiểm soát an ninh và an toàn hàng hải, tuần tra chung, thao lược diễn tập, hợp tác bảo vệ vận tải biển, hợp tác nghiên cứu khoa học biển. Một số biện pháp xây dựng lòng tin trên biển được khởi xướng từ những cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông nhằm mục đích đạt đến sự hiểu biết chung, phối hợp hoạt động, góp phần gìn giữ môi trường hoà bình, ổn định ở khu vực Biển Đông.

Thực tế cho thấy Biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định. Chính vì vậy, nghiên cứu giải pháp chiến lược đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đông ngày càng trở nên nhu cầu bức thiết. Bên cạnh đó, cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ những động thái của các nước lớn đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông để đúc rút kinh nghiệm và xây dựng những giải pháp đối phó kịp thời với các hành vi chính trị cường quyền, hành vi xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, hành vi hạ đặt giàn khoan, nghiên cứu, thăm dò tài nguyên trái phép hỗ trợ tốt nhất cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ trên biển.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết An ninh hàng hải thế giới và khu vực Biển Đông: Bài 3 - Khuyến nghị đối với Việt Nam tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714048980 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714048980 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10