"Ẩn ý" đằng sau Thế vận hội Pyeongchang?

Diendandoanhnghiep.vn Nỗ lực đàm phán hòa bình thông qua Thế vận hội mùa đông Pyeongchang của Hàn Quốc đối với Triều Tiên đang ngày càng bị chỉ trích.

Hàn Quốc và Triều Tiên đang nỗ lực bình thường hóa quan hệ thông qua Olympic Pyeongchang

Hàn Quốc và Triều Tiên đang nỗ lực bình thường hóa quan hệ thông qua Thế vận hội Pyeongchang

Ngoại giao thông qua hoạt động thể thao, cụ thể là Thế vận hội Pyeongchang sắp tới, được kỳ vọng có thể thúc đẩy các cuộc đàm phán phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng, các hành động gần đây Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In, như cho phép các vận động viên hai nước diễu hành dưới lá cờ Triều Tiên thống nhất,... chỉ thể hiện một điều là ông Moon Jae-In đang chiều lòng "người hàng xóm".

"Các hành động này là một ví dụ rõ ràng về "chủ nghĩa ngoại lệ Triều Tiên" và thể hiện sự sẵn sàng của cộng đồng quốc tế trong việc nỗ lực làm tất cả vì Bình Nhưỡng", ông Sung-Yoon Lee, Giáo sư tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tuffs cho biết.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của Công ty khảo sát Realmeter, chỉ có 4 trong số 10 người Hàn Quốc ủng hộ việc sử dụng lá cờ thống nhất tại lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội Pyeongchang. Trong khi đó, nhiều người tin rằng sự kết hợp của các cầu thủ Triều Tiên vào đội khúc côn cầu trên băng nữ có thể làm giảm cơ hội thành công của Hàn Quốc. Đến thời điểm này còn chưa đầy 3 tuần nữa sẽ bắt đầu Thế vận hội Pyeongchang, các vận động viên Triều Tiên chỉ mới đến Hàn Quốc vào ngày 25/1 để bắt đầu luyện tập.

"Đây là một tình huống khó khăn khi đội côn khúc cầu trên băng của chúng tôi được sử dụng cho những mục đích chính trị, nhưng điều này nằm ngoài khả năng của chúng tôi", Reuters dẫn lời Huấn luyện viên Sarah Murray trong tuần này.

Trong khi đó, người dân Hàn Quốc đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để lên tiếng phàn nàn rằng Thế vận hội Pyeongchang đang biến thành "Thế vận hội Bình Nhưỡng".

Đáp lại, chính quyền Tổng thống Moon nói rằng họ tin Thế vận hội Pyeongchang sẽ là bước đệm để mang hòa bình đến với bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, tâm lý tiêu cực đã ảnh hưởng đến uy tín của Tổng thống Hàn Quốc khi một cuộc thăm dò của Realmeter ngày 25/1 cho thấy tỷ lệ ủng hộ của người dân nước này đối với ông Moon đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 5/2017.

"Chính quyền Tổng thống Moon đang quá nhiệt tình đáp ứng Triều Tiên”, chuyên gia Lee đánh giá và nói rằng ông Moon Jae-in có lẽ đang với quá cao để tìm cách phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Theo ông Lee, nếu đây là lần đầu tiên tiếp cận Triều Tiên, thì sự lạc quan của Tổng thống Moon sẽ là hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta đã từng xem "bộ phim" này nhiều lần trước đó. Trong đó phải kể đến những người cổ động của Triều Tiên thường xuyên tham gia các sự kiện thể thao ở Hàn Quốc, bao gồm Thế vận hội châu Á năm 2002 ở Busan, Thế vận hội dành cho sinh viên năm 2003 ở Daegu và Giải vô địch Điền kinh châu Á năm 2005 ở Incheon.

"Tất cả những điều này đã được lên kế hoạch trước", ông Lee nói và giải thích rằng, ông Kim chỉ đơn giản muốn cố gắng làm hài lòng Seoul để nhận được nhiều khoản viện trợ hơn so với khoản 900 triệu USD một năm trong thời gian qua.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Ẩn ý" đằng sau Thế vận hội Pyeongchang? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711632335 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711632335 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10