Áp trần tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài (Kỳ II): Quy định như thế nào là phù hợp?

Diendandoanhnghiep.vn Nên xác định tỷ lệ thu hút vốn FDI theo từng ngành, lĩnh vực, địa phương dựa trên nhu cầu “hấp thụ” vốn của chính bản thân của các ngành, địa phương đó.

Đó là khẳng định của TS Phan Hữu Thắng - Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, liên quan đến việc Dự thảo Đề án “Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài đến năm 2030”.

TS Phan Hữu Thắng

TS Phan Hữu Thắng - Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã có buổi trao đổi với TS Phan Hữu Thắng xung quanh vấn đề này.

- Thưa ông, việc xác định theo từng ngành nghề, lĩnh vực và địa phương là như thế nào?

Tôi có thể lấy ví dụ như, trong bối cảnh của cuộc các mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu đầu tư cho các ngành, lĩnh vực như IT, điện tử, quản lý và ứng dụng các kỹ thuật hiện đại rất là cao. Như vậy, với các ngành này thì chúng ta không nên hạn chế.

Đối với những lĩnh vực khác ví dụ như với bất động sản, hiện nay một số doanh nghiệp Việt Nam như Vin Group hay Cen Group… có thể tự xây dựng được những những công trình quy mô tầm cỡ quốc tế, thì không có lý do gì để chúng ta đưa tỷ lệ dòng vốn FDI trong những ngành này lên 20-25%,

Phân tích như vậy để thấy rằng, trước khi đưa ra được một tỷ lệ cần phải có nghiên cứu một cách cụ thể gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, lĩnh vực, địa bàn để xác định tỷ lệ đầu tư nước ngoài một cách hợp lý, dựa trên khả năng tiếp cận của ngành nghề lĩnh vực đó trên tổng thể quy hoạch chung của Nhà nước.

- Vậy, việc xem xét quy định tỷ lệ dòng vốn FDI dựa trên tổng thể quy hoạch chung nên được hiểu như thế nào, thưa ông?

Ví dụ, trong mỗi ngành, địa phương đều có mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới, với tầm nhìn phát triển, GDP đầu người là bao nhiêu? Từ đó, trước những yêu cầu phát triển như vậy, cần có nguồn vốn đầu tư là bao nhiêu, cân đối lại các nguồn vốn, bản thân từng ngành, địa phương có thể đáp ứng được bao nhiêu, còn thiếu bao nhiêu? Ngoài nguốn vốn nhà nước, vốn viện trợ, có thể huy động được bao nhiêu, còn lại thì huy động vốn đầu tư nước ngoài…

Có thể, đến năm 2030, địa phương này cần xây dựng 5 nhà máy, tuy nhiên khả năng nội tại chỉ có thể huy động đầu tư được 3 nhà máy, còn 2 nhà máy huy động từ vốn FDI chẳng hạn. Nói như vậy là để thấy, cần phải có kế hoạch thu hút vốn một cách bài bản, trong đó có nguồn vốn FDI.

Tôi cho rằng, nếu tính gộp chung lại giữa các ngành, lĩnh vực thì có thể tỷ lệ của dòng vốn FDI thực hiện rơi vào mức 20-25% trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội, vì vậy Ban soạn thảo Đề án mới đề xuất tỷ lệ như vậy.

Ở góc độ của mình tôi cho rằng tỷ lệ vốn FDI không nên xác định một cách máy móc, vì chúng ta quá thiếu vốn, cần rất nhiều vốn cho hoạt động đầu tư phát triển, hàng loạt dự án, công trình, cơ sở hạ tầng cần phải xây dựng… không có cớ gì chúng ta hạn chế … Tất nhiên, đi kèm với đó là điều kiện năng lực quản lý của chúng ta tốt, biết lựa chọn đúng đối tác đầu tư, không thể chấp nhận đầu tư bằng mọi giá.

Vẫn biết rằng, mỗi người một góc nhìn, một ý tưởng, một quan điểm khác nhau, tuy nhiên, phải tìm ra một cách chung nhất vì từ trước đến nay chúng ta đâu có đặt ra một tỷ lệ nào cụ thể, mà chỉ tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam.

- Ông có thể chia sẻ với độc giả về kinh nghiệm quốc tế trong vấn đề này?

Với kinh nghiệm của tôi, khi quan sát ở các nước trong khu vực, cũng như quốc tế họ cũng không đặt ra việc quy định tỷ lệ như vậy, thay vào đó, họ đưa ra điều kiện thu hút đầu tư.

Đây cũng chính là kinh nghiệm quốc tế đã được Việt Nam thực hiện trong thời gian qua đó là thu hút đầu tư qua danh mục dự án. Đây là những dự án nằm trong nhu cầu phát triển của nền kinh tế và phù hợp với năng lực của nhà đầu tư. Trong trường hợp nhà đầu tư đủ điều kiện, phù hợp với các danh mục dự án thì xin mời, và nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi.

Mặc dù, việc quy định tỷ lệ như vậy là một trong những đề xuất chưa có quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn phải dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, năng lực thực sự của nền kinh tế bao gồm cơ sở hạ tầng để xác định trong giai đoạn tới. Phải biết được doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là trong lĩnh vực, ngành nghề gì sau đó mới xác định. Còn về công tác quản lý thì không nên quy định một tỷ lệ “cứng” nhất định.

- Xin cám ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Áp trần tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài (Kỳ II): Quy định như thế nào là phù hợp? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711699828 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711699828 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10