Apple chống lại tất cả: tại sao càng ngày càng nhiều công ty phản đối mức chia doanh thu 30%?

Diendandoanhnghiep.vn Một loạt các công ty, bao gồm cả Facebook, Spotify Technology SA và nhà sản xuất game Fornite nổi tiếng là Epic Games Inc. đều đã lên tiếng thách thức cách Apple điều hành App Store của mình.

Theo ước tính từ các nhà phân tích thì App Store tạo ra ít nhất 16 tỉ USD doanh thu hàng năm cho ông lớn xứ Cupertino. Những người chỉ trích thì cho rằng Apple đã cắt số phần trăm quá lớn doanh thu của các nhà phát triển ứng dụng và nắm độc quyền đối với cổng kết nối hàng triệu người dùng với các ứng dụng di động.

Apple thì luôn phản đối điều này, họ nói rằng chỉ thu một phần doanh thu từ một tỉ lệ nhỏ trong số gần 2 triệu ứng dụng có sẵn trên App Store và cho rằng các hoạt động của mình hoàn toàn tương tự với các chợ ứng dụng cạnh tranh khác.

Vậy chúng ta hãy nhìn một cách tổng quan về những thách thức gần đây Apple gặp phải với mô hình App Store của mình và ý nghĩa của chúng đối với cả người tiêu dùng và công ty này hiện tại.

Sự giao tranh vì mức phí 30%

Apple đang lấy 30% doanh thu của các ứng dụng trả phí cũng như hàng hoá kĩ thuật số được bán trong ứng dụng. Nhiều công ty đã phàn nàn rằng mức phí này quá cao và đang thúc ép Apple cho phép các hệ thống thanh toán khác thay thế hệ thống của Apple để xử lý các giao dịch kỹ thuật số.

Mức phí của Apple hoàn toàn tương tự với mức phí được tính trên các cửa hàng ứng dụng khác như Google Play của Google và Galaxy Store của Samsung. Apple cho biết khoản hoa hồng này sẽ giúp công ty trang trải các chi phí chung như đảm bảo quyền bảo mật và riêng tư người dùng.

Tháng trước, Epic Games đã cố gắng bỏ qua mức phí này bằng cách thêm hệ thống thanh toán của riêng mình vào phiên bản Fornite trên iOS. Apple tất nhiên đã nhanh chóng xoá trò chơi sinh tồn nổi tiếng này khỏi App Store vì cho rằng Epic đã vi phạm các quy tắc của App Store.

Hai công ty hiện đang kiện tụng nhau vì vấn đề này, Epic thì tuyên bố Fornite nên được phép trở lại App Store với hệ thống thanh toán còn nguyên vẹn và Apple thì nói rằng Epic nên bị hạn chế tham gia vào những gì họ gọi là “các hoạt động kinh doanh không công bằng”.

Một thẩm phán đã ra phán quyết rằng Apple không cần phải đưa Fornite trở lại App Store nhưng cũng không thể chặn quyền truy cập của Epic vào các công cụ dành cho nhà phát triển được sử dụng để cập nhật phần mềm. Phiên toàn xét xử dự kiến diễn ra vào thứ 2 và một phiên toà khác có thể sẽ diễn ra vào năm sau.

Ai trả mức phí này?

Mức hoa hồng 30% đối với hàng hoá và dịch vụ kĩ thuật số nghĩa là các khoản thanh toán của khách hàng cho vật phẩm như vũ khí trong game Fornite sẽ phải chịu phí, nhưng giao dịch mua cà phê trong ứng dụng di động của Starbuck thì không vì đây là hàng hoá thực. Đối với các gói đăng ký thuê bao mua qua App Store, mức cắt giảm của Apple sẽ giảm xuống còn 15% sau năm đầu tiên. Apple cũng thu một khoản phí thường niên từ các nhà phát triển khi gửi phần mềm để phân phối qua App Store, trừ các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức chính phủ.

Để né mức phí này, Netflix Inc., Spotify và các công ty khác đã chuyển sang bán gói thuê bao qua trang web của riêng mình thay vì trong ứng dụng. Apple cũng cấm các công ty đề cập đến việc người tiêu dùng có thể đăng ký thuê bao ở nơi khác cũng như không cho phép các công ty nói rằng họ đang đưa ra mức giá cao hơn khi mua trong ứng dụng để bù vào mức phí Apple thu.

Các công ty chuyển từ bán hàng hoá thực sang hàng hoá kĩ thuật số trong bối cảnh đại dịch hiện nay như Airbnb Inc., hiện đang bán cho khách du lịch các trải nghiệm ảo như lớp học nấu ăn, cũng phàn nàn rằng Apple cũng muốn thu phí đối với khoản doanh thu này.

Sự cạnh tranh

Một số nhà phát triển khác thì nói rằng Apple đang hạn chế cạnh tranh và xếp hạng sản phẩm của chính mình trước sản phẩm của đối thủ trong kết quả tìm kiếm trên App Store. Spotify đã đệ đơn khiếu nại chống độc quyền ở Châu Âu vào năm ngoái, tuyên bố rằng Apple với dịch vụ Apple Music đã gây khó khăn cho các dịch vụ đối thủ trong việc marketing trên App Store.

Công ty stream nhạc nổi tiếng cũng đã lên tiếng cáo buộc Apple làm hại đối thủ cạnh tranh một cách không công bằng sau khi gã khổng lồ công nghệ tiết lộ gói dịch vụ Apple One mới cho phép người dùng truy cập vào nhiều dịch vụ của Apple, bao gồm cả stream nhạc với mức giá chiết khấu. Phát ngôn viên của Spotify lo ngại rằng Apple đang sử dụng sức mạnh của thị trường và thị trường ứng dụng để tạo lợi thế cho các sản phẩm của chính mình.

Apple thì bảo vệ gói sản phẩm mới của mình khi nói rằng họ chỉ giới thiệu một kế hoạch cho khách hàng “giúp cho bạn tiết kiệm được nhiều tiền nhất dựa trên các gói đăng ký bạn đã có”.

Microsoft Corp., Facebook, chủ sở hữu Tinder là Match Group Inc., và Audiobooks.com cũng đã công khai phàn nàn về các hoạt động của Apple hoặc mô tả công ty này là độc quyền. Apple tất nhiên đã nhiều lần nói rằng họ không tạo lợi thế cho sản phẩm của chính mình.

Quốc hội, Bộ Tư pháp, Liên minh Châu Âu và Ủy ban Thương mại Liên bang đang điều tra Apple và các công ty công nghệ khác về các cáo buộc chống cạnh tranh. Năm ngoái, Toà án Tối cao Hoa Kỳ đã ra phán quyết rằng người tiêu dùng có thể kiện Apple vì đã ép họ mua ứng dụng độc quyền từ gã khổng lồ công nghệ này.

Phán quyết không giải quyết các tuyên bố của nguyên đơn rằng các ứng dụng sẽ rẻ hơn nếu các nhà phát triển có thể bán chúng trực tiếp cho người dùng mà không thông qua Apple. Một vụ kiện khác do các nhà phát triển đệ trình vào năm ngoái về các hoạt động của App Store cũng đang diễn ra tại toàn án liên bang California.

Đã có ai thắng được Apple chưa?

Việc đối đầu và chiến thắng một trong những công ty lớn nhất thế giới chắc chắn sẽ giúp cho tên tuổi đó trở nên nổi tiếng. Năm 2015, Taylor Swift đã phàn nàn rằng việc người dùng đăng ký dùng thử Apple Music miễn phí trong ba tháng nghĩa là các nghệ sĩ sẽ không được trả tiền khi người dùng stream nhạc của họ thông qua dịch vụ của Apple trong 3 tháng này. Apple sau đó đã thay đổi chính sách và trả tiền cho các nghệ sĩ khi nhạc của họ được stream trực tuyến kể cả là với tư cách thành viên dùng thử.

Amazon.com Inc. đã thành công trong việc chống lại khoản hoa hồng 30% trên App Store. Vào năm 2016, Amazon đã đạt được một thoả thuận với mức phí hoa hồng chỉ 15% trên doanh số đăng ký thuê bao của dịch vụ Amazon Prime Video chứ không phải 30% trong năm đầu tiên như đối với các nhà phát triển khác. Vào tháng 4 mới đây, Amazon đã bắt đầu sử dụng hệ thống thanh toán của riêng mình để thực hiện các giao dịch mua gói thuê bao Prime Video ngay trong ứng dụng mà không có bất kỳ sự phản đối nào từ Apple.

Apple cho biết lý do là Amazon đang nằm trong chương trình “các nhà cung cấp dịch vụ giải trí video cao cấp”, cho phép các thành viên sử dụng phương thức thanh toán gắn liền với các tài khoản thuê bao hiện tại của khách hàng.

Vào tháng 8, một cơ quan thương mại đại diện cho New York Times, Washington Post, The Wall Street Journal và các nhà xuất bản khác cho biết họ đều muốn biết các điều khoản thoả thuận giữa Apple và Amazon là như thế nào để có thể nhận được quyền lợi như Amazon.

Apple hôm thứ 6 mới đây cho biết họ cũng đang cắt giảm hoa hồng đối với một số sự kiện và trải nghiệm trả phí được bán thông qua các ứng dụng di động đến cuối năm 2020, và người chiến thắng lần này là Facebook. Phát ngôn viên của Apple cho biết động thái này là sự thừa nhận rằng một số doanh nghiệp đã phải chuyển sang trải nghiệm trực tuyến khi đại dịch đã ngăn cản tất cả các sự kiện và sự tụ tập của tất cả mọi người.

Những bước đi tiếp theo của Apple?

Apple đã phải đối mặt với rất nhiều tranh chấp kể từ khi được thành lập tại một gara ở Los Altos, Calif. vào 44 năm trước, và hiếm khi họ chịu thua đối thủ. Trong khi các đối thủ trong quá khứ chỉ phàn nàn về những thứ như dịch vụ âm nhạc iTunes và giá của các e-book thì các đối thủ ngày nay đang nhắm đến nguồn doanh thu mà CEO Tim Cook đã đặt làm trọng tâm trong tương lai của gã khổng lồ công nghệ.

Một số nhà phát triển phần mềm đã thành lập các tổ chức phi lợi nhuận để thúc đẩy các thay đổi đối với thị trường ứng dụng. Liệu các quyết định từ toàn án hoặc các cơ quan quản lý sẽ thúc đẩy Apple điều chỉnh các quy tắc của mình hay công ty sẽ cố gắng đứng vững khi đối mặt với sự phản đối đang ngày càng gia tăng?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Apple chống lại tất cả: tại sao càng ngày càng nhiều công ty phản đối mức chia doanh thu 30%? tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713459915 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713459915 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10