Asanzo tuyên bố tạm dừng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoại trừ hoạt động bảo trì bảo hành nhằm bảo đảm quyền lợi sau mua hàng cho người tiêu dùng từ ngày 30/8.
Asanz thông báo tạm dừng hoạt động từ 30/8 do doanh nghiệp này đã rơi vào tình trạng kiệt quệ.
Trong thông báo mới phát đi, ngày 30/8 là thời điểm mà Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải có kết luận thanh tra Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo chính thức tạm dừng hoạt động, bởi doanh nghiệp này đã rơi vào tình trạng kiệt quệ.
Trong thời gian chờ đợi, doanh nghiệp này cho biết đã thiệt hại không hề nhỏ. "Trong 70 ngày ấy, cứ mỗi ngày chúng tôi phải chi ra ít nhất 1 tỉ đồng do hệ thống bán hàng tê liệt nhưng vẫn phải trả lương cho người lao động. Đó là chưa kể còn vô số chi phí hoạt động khác", thông báo của Asanzo nêu rõ.
Do chưa có kết luận thanh tra, Asanzo tuyên bố tạm dừng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoại trừ hoạt động bảo trì bảo hành nhằm bảo đảm quyền lợi sau mua hàng cho người tiêu dùng bắt đầu từ ngày 30/8.
Có thể bạn quan tâm
16:07, 30/08/2019
21:33, 18/08/2019
15:06, 15/08/2019
11:43, 01/08/2019
06:00, 01/08/2019
04:30, 30/07/2019
11:28, 29/07/2019
Trước đó, trong suốt 2 tháng qua, đoàn công tác thuộc các cơ quan quản lý chuyên ngành như các đoàn công tác của Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Điều tra Chống buôn lậu; thuộc Tổng cục Hải Quan; Tổng cục Quản lý thị trường; Ban chỉ đạo 389 Quốc gia; Bộ Công an; Bộ Khoa học và Công nghệ; và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành thanh tra, kiểm tra Asanzo và các doanh nghiệp có liên quan.
"Chúng tôi đã cung cấp toàn bộ tài liệu pháp lý, chứng từ, hợp đồng, số liệu kế toán, tài chính, tài liệu liên quan đến nhãn hiệu, dây chuyền, công nghệ, bí mật kinh doanh và thông tin sản phẩm mang thương hiệu Asanzo cho các cơ quan quản lý chuyên ngành trên để đoàn thanh tra đưa ra một kết quả chính xác, khách quan nhất, nhưng kéo dài hơn hai tháng mà vẫn chưa có kết luận cuối cùng". - Phía Asanzo cho biết.
Được biết, đến thời điểm này, mới chỉ có Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cơ quan có chức năng cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) - có kết luận về xuất xứ hàng hoá của Asanzo. Theo cơ quan này, Asanzo không sai trong vấn đề ghi xuất xứ hàng hoá.
Theo kết luận của VCCI, “đối với trường hợp sản phẩm điện tử của Công ty Asanzo lắp ráp tại Việt Nam từ các linh kiện mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, việc ghi nhãn hàng hoá như “sản xuất tại Việt Nam”, “chế tạo tại Việt Nam”, “nước sản xuất Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam” hay “sản xuất bởi Việt Nam” là đúng quy định của pháp luật”.
Mới đây, ông Phạm Văn Tam - CEO Asanzo cũng đã viết tâm thư gửi lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc cơ quan chức năng chậm trễ đưa ra kết luận thanh tra sản phẩm thương hiệu Asanzo khiến doanh nghiệp lâm vào bước đường cùng.
Nếu ngày 30/8/2019 vẫn chưa có kết luận, Asanzo phải xem xét vấn đề tuyên bố phá sản.
Ông Phạm Văn Tam cũng cho biết 2 tháng qua, Asanzo đã thiệt hại khoảng 80%, con số thiệt hại ước tính trước mắt lên đến hàng nghìn tỷ đồng, thị phần cũng sụt giảm nghiêm trọng từ sự cố.
Ngày 21/6, báo Tuổi Trẻ bắt đầu đăng tải loạt bài nghi ngờ sản phẩm của Asanzo được sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường. Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam sau đó lên tiếng rằng tivi của Asanzo nhập khẩu từ Trung Quốc khung sườn, màn hình và bo mạch, chiếm 70% sản phẩm. 30% còn lại, Asanzo chủ động thiết kế bảng mạch, hiệu chỉnh phần mềm Android phù hợp với thị trường Việt Nam. Sau sự việc của Asanzo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan làm rõ những nghi vấn liên quan đến xuất xứ hàng hoá của Asanzo. Hiện tại, các cơ quan chức năng vẫn chưa thông báo kết luận về vụ việc này. |