NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT: Bà giáo trường làng

Diendandoanhnghiep.vn Rồi 10 năm, 20 năm nữa... ai biết được trong số những đứa trẻ này sẽ có bao đứa thành đạt, nhưng chắc chắn chúng sẽ là những ông bố, bà mẹ tử tế hơn...

>>>Đại dịch và công việc của Nhà giáo

Đường vào xóm Hòa Bình nhỏ tí tẹo, lại sâu hun hút, ban đêm thì tối thui. Hai bên đường toàn dứa dại, những hôm gió khua xào xạc, đi qua ớn nổi da gà.

Người trong xóm kể ngày xưa chiến tranh, giặc giết dân lành rồi chất xác dọc đường, ban đêm bộ đội ta mới bí mật mang đi chôn. Người già bảo những người chết, oan linh hồn thường không siêu thoát, cứ quanh quẩn ở đó... Thực hư thế nào không ai biết nhưng đường vào xóm đã vắng lại càng thêm vắng, chập tối là đã ít người qua.

Nhà bà giáo Cúc ở trong xóm này. Bà giáo sống một mình, nghe nói chồng đi bộ đội rồi hi sinh ở chiến trường Quảng Trị khi hai người mới lấy nhau được mấy năm. Bà giáo Cúc ở với bố mẹ chồng, phụng dưỡng họ. Bố mẹ chồng qua đời, bà vào ra thui thủi trong căn nhà quạnh vắng. Chỉ có mùi hương trên chiếc bàn thờ nhỏ là lúc nào cũng đượm nồng.

Từ ngày nghỉ hưu, thôi dạy ở một ngôi trường trên tỉnh, bà Cúc về nhà gom đám trẻ con lại, mua sách vở, giấy bút phát không cho từng đứa.

Từ ngày nghỉ hưu, thôi dạy ở một ngôi trường trên tỉnh, bà Cúc về nhà gom đám trẻ con lại, mua sách vở, giấy bút phát không cho từng đứa (ảnh minh họa)

Xóm toàn dân lao động, thậm chí cả đám người giang hồ tứ chiếng, phiêu dạt khắp nơi rồi tụ về đây, chọn đất này dựng nhà kiếm sống. Người lớn ít học, bọn trẻ con cũng chẳng khá hơn. Đơn giản ăn còn chưa no nữa là chữ với nghĩa. Người lớn chạy đủ nghề: thợ hồ, bốc vác, đồng nát, xe ôm... từ sáng sương giăng đến tối mịt tối mù. Bọn trẻ con được sinh ra lăn lóc như củ khoai, lấm láp cứ thế tự nhiên mà lớn. Mà bọn trẻ con không phải chỉ chơi bời lêu lổng từ sáng đến tối, chúng có ối việc: bới rác, lượm củi mục trên sông Đen... Mùa hè, đứa nào đứa nấy mình trần, da đen bóng.

Từ ngày nghỉ hưu, thôi dạy ở một ngôi trường trên tỉnh, bà Cúc về nhà gom đám trẻ con lại, mua sách vở, giấy bút phát không cho từng đứa. Người lớn nhòm nhau: Bả định làm chuyện gì đây? Bọn trẻ con cười rổn rảng: Chúng con đi học! Người lớn nghi ngờ: Ôi dào, bả tay không bắt giặc thì làm được trò trống gì! Cách đây mấy năm cũng có một nhóm các thầy cô giáo tình nguyện của cái tổ chức gì gì đó nghe nói hoành tráng lắm, về đây làm rùm beng lên nhưng cũng chỉ được dăm bữa, nửa tháng là biến mất. Bọn trẻ con xóm này lêu lổng, làm việc kiếm ăn quen rồi, làm sao mà học?

>>>Thủ tướng: Các nhà giáo đang thực hiện sứ mệnh rất vẻ vang và đáng tự hào

Những lời như thế bà giáo Cúc nghe thấy hết, nhưng bà chỉ cười. Đầu tiên, bà giáo nhờ mấy thanh niên lớn lớn trong xóm đến nhà ngả mấy cây xoan tây cưa cưa đục đục, đóng bàn đóng ghế. Nhà bà giáo Cúc như một “đại công trường”. Đám trẻ con tò mò, hớn hở, háo hức lúc lúc lại đảo qua, ghé mắt nhòm. Cái ngày trọng đại của trẻ con xóm Hòa Bình rồi cũng đến. Hôm ấy, người lớn ngạc nhiên thấy bọn trẻ, trong đó có con nhà mình, áo quần tươm tất, khác hẳn với vẻ lấm láp mọi hôm, cầm trên tay cuốn sách bà giáo Cúc phát cho chúng mấy hôm trước í ới gọi nhau: đi học!

Tre xanh xanh tự bao giờ/ Tự ngày xưa đã có bờ tre xanh/ Thân gầy guộc lá mong manh/ Mà sao nên lũy nên thành tre ơi...

Một buổi chiều tôi theo đoàn khảo sát của thành phố đến xóm Hòa Bình, nghe thấy tiếng đọc bài rổn rảng của bọn trẻ vang lên từ phía căn nhà lụp xụp nên dừng lại lắng nghe. Bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy, ngày còn đi học tôi đã thuộc lòng mà nay nghe vẫn rưng rưng. Cuối buổi chiều đến nhà ông trưởng xóm, nghe ông hể hả: Nhờ bà giáo Cúc mà bọn trẻ con trong xóm này, cả mấy xóm nghèo lân cận nữa biết đọc, biết viết đấy cô ơi! Đi gởi về thưa chứ không còn láo lếu, lêu lổng giống phường đầu trộm đuôi cướp như trước nữa. Có học, đầu óc con người ta cũng sáng láng, tỉnh táo ra. Cô nhỉ!

Rồi 10 năm, 20 năm nữa... ai biết được trong số những đứa trẻ này sẽ có bao đứa thành đạt, nhưng chắc chắn chúng sẽ là những ông bố bà mẹ tử tế hơn... Và, những ông bố bà mẹ ấy sẽ tự hào kể lại với con cái họ rằng để có được ngày hôm nay là nhờ một bà giáo nghèo, hay một bà tiên, tên Cúc.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT: Bà giáo trường làng tại chuyên mục Người tốt - việc tốt của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713476558 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713476558 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10