Ba vấn đề cần quan tâm trong dự thảo Quy hoạch điện VIII

Diendandoanhnghiep.vn Sự xuất hiện của nhiều nhóm nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của nguồn điện năng lượng tái tạo trong tương lai.

>>>Chính sách thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo trong dài hạn

Tiêu thụ điện sẽ tăng trưởng kép

Theo Bộ Công Thương, tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ tăng trưởng kép 8,1% trong giai đoạn 2021 - 2030. Bên cạnh đó, dự báo tình trạng thiếu điện có thể xảy ra trong giai đoạn 2022 - 2025 do một số nhà máy điện truyền thống (thủy điện, điện khí và điện than) bị trì hoãn trong giai đoạn 2016 - 2020 với công suất ước tính lên đến hơn 7.000MW.

Ngành năng lượng Việt Nam đang hướng tới một tương lai xanh hơn.

Ngành năng lượng Việt Nam đang hướng tới một tương lai xanh hơn.

Các chuyên gia của VNDIRECT cho biết, theo dự thảo Quy hoạch Phát triển Điện VIII (QHĐ VIII), công suất lắp đặt cả nước có thể đạt khoảng 261.951 MW vào năm 2045, trong khi đó, tổng sản lượng từ nội địa và nhập khẩu có thể đạt 528,8 tỷ kWh vào năm 2030. Do đó, VNDIRECT chỉ ra 3 vấn đề cần được quan tâm trong dự thảo QHĐ VIII.

Thứ nhất, dự thảo nhấn mạnh quan điểm hiện tại của Chính phủ về việc ưu tiên các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) để giảm thiểu các tác động tiêu cực do sản xuất điện gây ra đối với môi trường. NLTT được đặt mục tiêu tăng trưởng kép 7,3% trong giai đoạn 2020 - 2045, nâng tỷ trọng lên 41% công suất cả nước vào năm 2045 từ 25,8% vào năm 2020. Trong đó, tăng trưởng kép điện gió đạt 19% trong giai đoạn 2020 - 2045 và chiếm 18,6% tổng công suất vào năm 2045. Mặt khác, tăng trưởng kép công suất điện mặt trời sẽ giảm tốc xuống 4,6% trong giai đoạn 2020 - 2045 và tỷ trọng giảm từ 24% vào năm 2020 xuống còn 19,9% tổng công suất vào năm 2045.

Thứ hai, điện khí sẽ được thúc đẩy với tốc độ tăng trưởng kép cao đạt 9,1% trong giai đoạn 2020 -2045, chiếm 24% công suất cả nước vào năm 2045. Theo QHĐ VIII, các nhà máy điện khí sẽ chuyển dịch dần từ điện khí sử dụng khí nội địa sang điện khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu (LNG) từ năm 2025 do nguồn khí tự nhiên trong nước đang cạn kiệt trong khi các mỏ khí mới đòi hỏi điều kiện khai thác phức tạp với giá khí cao hơn. Do đó, LNG nhập khẩu là sự thay thế tất yếu và ổn định hơn để thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ của các nhà máy điện khí trong những năm tiếp theo.

Thứ ba, thủy điện không còn dư địa để phát triển và sẽ chỉ tăng 1,4% trong giai đoạn 2020 - 2045 với tỷ trọng công suất nguồn điện giảm từ 29,9% vào năm 2020 xuống 11% vào năm 2045. Mặt khác, điện than sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn 2021 - 2030 nhằm phục vụ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nguồn điện này sẽ dần bị thay thế từ năm 2030 do các ảnh hưởng môi trường, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” trong Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) vừa qua. Dự báo công suất nhiệt điện than sẽ giảm xuống còn 20% tổng công suất vào năm 2045, với tốc độ tăng trưởng kép khoảng 3,7% vào năm 2020 - 2045.

>>>Sẵn sàng cơ chế đấu thầu năng lượng tái tạo

Triển vọng ngành điện năng lượng tái tạo

Công suất điện NLTT của cả nước đã tăng từ 5,5% tổng công suất năm 2015 lên gấp 4 lần vào năm 2020. Theo QHĐ8, dự kiến điện NLTT sẽ tăng mạnh và chiếm 40,6% tổng công suất hệ thống điện vào năm 2045. Trong đó, điện gió và điện mặt trời sẽ là động lực chính, trong khi điện sinh khối và thủy điện nhỏ (dưới 30MW) sẽ chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Điện năng lượng tái tạo (không bao gồm thủy điện) đã trải qua một năm 2020 khởi sắc khi công suất tăng 232% so với cùng kỳ lên 17.840MW. Trong đó, điện mặt trời đóng góp chính với 16.640MW (93,2% tổng công suất NLTT), còn điện gió và NLTT khác đóng góp 6,8%.

Hơn nữa, trong 10 tháng đầu năm 2021, các công ty điện NLTT cũng được hưởng lợi từ tăng trưởng sản lượng mạnh mẽ với sự ưu tiên từ Chính phủ và giá FIT hấp dẫn. Cụ thể, tổng sản lượng lũy kế của NLTT tăng mạnh 169% so với cùng kỳ lên 24,1 tỷ kWh trong 10 tháng đầu năm 2021, chiếm khoảng 11.3% tổng sản lượng điện huy động (lớn hơn 3 lần so với tỷ lệ 4% của năm 2020).

“Hiện tại, một số công ty đang dẫn đầu về tổng công suất trong thị trường điện năng lượng tái tạo có thể kể đến như Trung Nam, Xuân Thiện, REE, BCG, GEG và HDG. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang tham gia vào phân khúc điện năng này, đặc biệt là Thái Lan và Trung Quốc. Chúng tôi cho rằng sự xuất hiện của nhiều nhóm nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của nguồn điện NLTT trong tương lai”, các chuyên gia của VNDIRECT nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ba vấn đề cần quan tâm trong dự thảo Quy hoạch điện VIII tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711706729 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711706729 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10