Bài học từ 5.127 lần thất bại của James Dyson

Diendandoanhnghiep.vn Suốt 5 năm, làm tới 5.127 phiên bản thất bại, sau cùng James Dyson mới thành công, tạo ra máy hút bụi Dyson nổi tiếng. Câu chuyện của ông là bài học cho giới kinh doanh: đừng ngại và sợ thất bại.

>>Giang Thiên Phú, sáng lập, kiêm CEO Công ty Callio: Khởi nghiệp là một lựa chọn sống

làm tới 5.127 phiên bản thất bại James Dyson mới thành công

Làm tới 5.127 phiên bản thất bại James Dyson mới thành công

James Dyson từng nói rằng: “Thất bại thực ra rất thú vị. Đó là một phần của sự tiến bộ. Bạn không thể học được gì từ thành công, nhưng lại học được nhiều điều từ thất bại”.

Và đó không phải là câu nói suông, bởi Dyson từng thất bại đến 5.127 lần khi tạo ra những phiên bản sản phẩm không thành công của công nghệ hút cyclonic. Đến cuối cùng ông mới tới được đích, tạo ra một chiếc máy hút bụi không túi đầu tiên trên thế giới.

Sự bền bỉ của ông được đền đáp khi hiện nay Dyson là một công ty trị giá hàng tỷ đô la, nổi tiếng với những sáng tạo và thiết kế thể hiện tư duy tiến bộ. Sản phẩm máy hút bụi Dyson được bán tại hơn 65 nước trên thế giới.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông chia sẻ về cách chấp nhận hàng loạt thất bại của mình: “Chúng ta cần phải đón nhận thất bại và thoát khỏi nó, bằng các giải quyết nó. Cuộc sống là một núi các vấn đề cần giải quyết, và tôi tận hưởng điều này.”

Thất bại là một thứ không dễ chịu và cũng không dễ chấp nhận. Tuy nhiên thất bại sẽ giúp người kinh doanh học được nhiều thứ. Và học một cách sâu sắc, thực tế, chứ không phải là kiểu ngồi trước máy tính, dùng các công cụ tìm kiếm và thu nhặt kiến thức.

Trong khởi nghiệp, người kinh doanh phải biết chấp nhận thất bại. Và đây là một số bí quyết để giúp người kinh doanh không sợ sai, không sợ thất bại và sẵn sàng học cả đời.

1. Nuôi dưỡng đam mê khám phá

Hãy để sự tò mò vượt qua nỗi sợ hãi

Hãy để sự tò mò vượt qua nỗi sợ hãi

Trong một nghiên cứu về những điều cốt lõi thúc đẩy quá trình học suốt đời, ông John Hagel III, một cộng tác viên của Harvard Business Review phát hiện ra rằng những người “có niềm đam mê khám phá” là người có thể học hỏi và phát triển. Họ có thể đạt được những thành tựu trong một lĩnh vực cụ thể, từ công việc nhà máy, tài chính, cho đến làm vườn, miễn là thứ đó làm họ phấn khích.

Ông cho rằng ai cũng có tiềm năng để hình thành niềm đam mê này. Những yếu tố cần thiết là sự tò mò, tính tưởng tượng, sáng tạo và sẵn sàng chấp nhận thử thách cũng như biết cách kết nối với người khác.

Tuy nhiên trong thực tế, con người hay lo sợ sẽ mắc sai lầm. Dù vậy con người có thể điều chỉnh bằng cách thử nghiệm nhiều khả năng và dần thích ứng trong quá trình thực hiện.

Hay nói cách khác, đừng sợ những thứ chưa biết. Hãy để sự tò mò vượt qua nỗi sợ hãi. Đó mới là cách những nhà khám phá thành công.

>>Nữ CEO bỏ học Harvard để khởi nghiệp

2. Biết đặt câu hỏi về hiện trạng

Dyson không ngừng theo đuổi một mục đích, một tầm nhìn

Dyson không ngừng theo đuổi một mục đích, một tầm nhìn

Sự thành công của Dyson đến từ việc ông không ngừng theo đuổi một mục đích, một tầm nhìn của mình. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn của quá trình này bắt đầu bằng cách doanh nhân đặt lại hiện trạng về con số 0 và tự hỏi “Còn có thể làm gì nữa?” hoặc “Có thể làm gì để cuộc sống của khách hàng thoải mái hơn?”

Hai tác giả Helen Tupper va Sarah Ellis của HBR ủng hộ việc biến học tập trở thành một thói quen hằng ngày, trong đó con người cần biết cách đặt những câu hỏi gợi mở để khám phá nhiều cách thực hiện khác nhau.

Và đây là ba câu hỏi mà các doanh nhân có thể tham khảo, tự hỏi chính mình và đội nhóm của mình: Tưởng tượng đây là năm 2030. Ngành công nghiệp của bạn có ba thay đổi đột phá nào?; Điểm mạnh nào hữu ích nhất nếu doanh nghiệp tăng trưởng gấp đôi?; Nếu xây dựng lại doanh nghiệp vào ngày mai, bạn sẽ làm điều gì khác đi?

3. Chấp nhận các trải nghiệm khó khăn khi bắt đầu xây dựng doanh nghiệp

Khi bắt đầu xây dựng doanh nghiệp, thất bại là điều không thể tránh khỏi. Nó đem đến cảm giác không dễ chịu chút nào. Tuy nhiên theo những chuyên gia, những trải nghiệm khó khăn này không phải hoàn toàn xấu. Vì khi thất bại, người ta sẽ học được cách “học lại”.

Đó là cách doanh nhân nhận rằng những điểm mạnh mà họ có được sẽ luôn thay đổi, và tiềm năng thì luôn trong quá trình phát triển. Khi đó, doanh nhân cần thường xuyên đánh giá lại khả năng của công ty và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh hiện tại.

Một số cách để nhanh chóng đón đầu sự thay đổi: đếm từng thành công nhỏ vào mỗi cuối ngày, tập trung vào những gì đang hoạt động tốt và luôn sẵn sàng nhận các phản hồi.

Đối với doanh nhân, dành nhiều năm theo đuổi một mục đích dù thất bại nhiều lần không chỉ là sự bền bỉ, mà đó còn là niềm tin. Và chính niềm tin này là thứ mang đến lòng can đảm, sự tự tin và hy vọng để vượt qua các khó khăn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bài học từ 5.127 lần thất bại của James Dyson tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713575611 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713575611 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10