Bài học "vượt bão lạm phát" từ nguyên Tổng Bí Thư Đỗ Mười

Sông Hàn 02/10/2018 10:28

Bài học về điều hành nền kinh tế “vượt bão lạm phát” của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười vẫn còn nguyên giá trị.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi 23h12 ngày 01/10/2018. Sự ra đi của ông để lại nhiều sự tiếc thương cho triệu triệu người dân Việt vì với đại đa số người dân, ông là một trong số những người đứng hàng đầu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và nói chung cả hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong đó, dấu ấn lớn trong công tác điều hành Chính phủ mà nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười để lại đó là chỉ đạo kiềm chế, đầy lùi lạm phát trong các năm 1988-1989, góp phần đưa nền kinh tế vào quỹ đạo ổn định, tạo đà cho sự đổi mới, phát triển về sau.

Có thể bạn quan tâm

  • “Gạch nối lịch sử” mang tên Tổng Bí thư Đỗ Mười

    16:02, 02/10/2018

  • [Infographic] Nhìn lại chặng đường hoạt động của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười

    16:01, 02/10/2018

  • Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và cuộc chiến giá - lương - tiền

    10:35, 02/10/2018

  • Hình ảnh về một số hoạt động nổi bật của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười

    08:30, 02/10/2018

  • Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười - Một trong những lãnh tụ đổi mới ở Việt Nam

    08:15, 02/10/2018

  • Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần

    00:29, 02/10/2018

Người điều hành nền kinh tế “vượt bão lạm phát”

Hậu quả của chế độ bao cấp lâu ngày dẫn đến thiếu động lực phát triển, thiếu hàng hóa, lạm phát tăng lên trên 700%, giá cả tăng lên vùn vụt từng ngày, tức là đã xấp xỉ mức siêu lạm phát.

Chuyên gia của các thể chế tài chính quốc tế nói, Việt Nam phải có 3 tỷ USD để cân đối tài chính tiền tệ, nhưng nước ta khi đó không có đủ 3 tỷ đồng. Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế trong nước người thì đề xuất phương án phát hành “đồng tiền nặng” được bảo đảm bằng vàng để thay thế dần đồng tiền mất giá hiện hành, người thì đưa ra thuyết “dĩ độc trị độc, lấy lạm phát để trị lạm phát”.

Theo nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười thì đây là những giải pháp đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Vì thế, nguyên ông đã thực hành chính sách một thị trường, chuyển cơ chế hai giá sang cơ chế một giá, bù giá vào lương, bỏ chế độ tem phiếu và sổ mua hàng, sổ mua lương thực, không phát hành thêm tiền mà nâng lãi suất tiền gửi ngân hàng để thu tiền về. Đồng thời, khuyến khích cán bộ, sinh viên công tác và học tập ở nước ngoài mang hàng về nước, miễn thuế...

Chẳng hạn: Về xuất nhập khẩu và ngoại tệ, tháng 3/1989, Nhà nước xóa bỏ chế độ hai tỷ giá song hành: Bỏ tỷ giá chính thức (lúc đó là 3.500 đồng/USD, thấp hơn gần 25% so với tỷ giá trên thị trường (4.550 đồng/USD); thực hiện một tỷ giá ngoại tệ duy nhất được vận dụng linh hoạt theo diễn biến tỷ giá được hình thành trên thị trường qua hoạt động xuất nhập khẩu.

Hoặc, việc nâng lãi suất tiền gửi tiết kiệm lên 12% là một ví dụ điển hình: Trong khi chỉ số lạm phát là 7% một tháng, với lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12%, nhân dân thấy gửi tiền vào ngân hàng vừa bảo đảm được giá trị tiền gửi vừa có lợi thêm 5% nên đã ồ ạt gửi tiền vào ngân hàng..v..v.

Những chính sách và biện pháp đó cùng với đẩy mạnh sản xuất, trước hết là lương thực theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, đã góp phần nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân.

Kết quả là lạm phát bị chặn đứng, chỉ số giá từ tháng 5 đến tháng 7/1989 giảm so với các tháng trước, có tháng chỉ số là âm: tháng 4 giảm 1% so với tháng 3; tháng 5 giảm 2% so với tháng 4. Tiếp đó, do lạm phát tiếp tục giảm trong tháng 6 và tháng 7, 8, 9, ngân hàng đã hai lần điều chỉnh lãi suất xuống cho phù hợp với chỉ số lạm phát nhưng vẫn bảo đảm người gửi tiền được hưởng lãi suất cơ bản.

Ở đây, rất nhiều vấn đề lý luận khá phong phú, đa dạng mà các nhà khoa học đang nghiên cứu.

Bài học lớn còn nguyên giá trị

Có thể nói, năm 2017 là năm thành công trong công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2017 tăng 2,6% so với tháng 12 năm 2016, CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016, thấp hơn 0,47% so với chỉ tiêu Quốc hội giao (kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm 2017 khoảng 4%) và thấp hơn nhiều so với năm trước.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, đóng góp vào thành công trên có vai trò quan trọng của công tác chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo điều hành giá . Trong đó, Bộ Tài chính với vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành chuẩn bị báo cáo tổng hợp, toàn diện và kịp thời kiến nghị các giải pháp phù hợp để bình ổn giá cả thị trường, kiểm soát lạm phát.

Thế nhưng, theo nhận định của các tổ chức quốc tế, năm 2018, tuy tình hình kinh tế thế giới và trong nước khó có những “cơn sốt” về giá nhưng thị trường vẫn tiềm ẩn các nhân tố gây bất lợi cho mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Dự báo, giá dầu thô thế giới bình quân năm 2018 sẽ từ 50 - 55 USD/thùng, giá xăng dầu thành phẩm sẽ ở mức từ 66 - 70 USD/thùng, tăng từ 5 - 10% so với bình quân năm 2017. Giá xăng dầu trong nước tăng khoảng 5 - 15% và sẽ tác động vào CPI chung khoảng 0,28 - 0,64%.

Ở trong nước, nhiều yếu tố cũng tiềm ẩn những nguy cơ có thể đẩy lạm phát cao. Theo dự báo của Bộ Tài chính, trong năm 2018, một số yếu tố làm tăng áp lực lên mặt bằng giá. Đó là, hiện còn khoảng 18 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư chưa tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh cho người không có Bảo hiểm y tế (BHYT), ước tính tổng tác động vào CPI khoảng 0,17%;

Giá nhóm dịch vụ giáo dục sẽ tiếp tục tăng 8 - 10%, tác động khoảng 0,3% vào CPI. Giá điện tăng 6,08% từ ngày 01/12/2017, sẽ tác động lên mặt bằng giá năm 2018, ước tác động trực tiếp làm tăng CPI khoảng 0,1%. Đồng thời, việc tăng giá điện cũng sẽ tác động gián tiếp tới giá thành các mặt hàng sử dụng điện là chi phí đầu vào. 

Ngoài ra, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở dự kiến làm tăng giá khoảng 5% đối với một số loại dịch vụ như: sửa chữa đồ dùng gia đình, bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ điện nước, thuê người giúp việc. Việc tính đúng, tính đủ chi phí đối với một số dịch vụ không được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước sẽ có tác động nhất định lên mặt bằng giá…v..v.

Phải nói rằng, lạm phát là một tai họa lớn, tác động đến toàn bộ nền kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, làm đảo lộn đời sống mọi tầng lớp nhân dân, làm chậm lại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Cho nên chống lạm phát là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, quyết liệt, gian khổ

Do đó, ngoài những kinh nghiệm, sự linh hoạt của Chính phủ và các thành viên Chính phủ hiện tại, thì bài học về điều hành nền kinh tế “vượt bão lạm phát” của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười vẫn còn nguyên giá trị, như một di sản lớn để chúng ta nghiên cứu, tham khảo, vận dụng vào thực tiễn trong giai đoạn tiếp theo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bài học "vượt bão lạm phát" từ nguyên Tổng Bí Thư Đỗ Mười
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO