Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng trình bày Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cho biết, trong lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật trong Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã lãnh đạo thường xuyên, có nhiều đổi mới, thực hiện toàn diện, đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả đối với công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; Kịp thời ban hành Quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng, về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, kiện toàn nhân sự Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII; Xem xét, thi hành kỷ luật nghiêm minh 7 cán bộ lãnh đạo cấp cao; hằng năm có sơ kết và bổ sung chủ trương lãnh đạo toàn diện đối với việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng.
Đối với lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng, công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, Ban Chấp hành Trung ương cũng quan tâm lãnh đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, bài bản, được sự ủng hộ của nhân dân, đã có bước tiến mạnh, đột phá, đạt nhiều kết quả rất quan trọng. "Tình trạng tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi và có chiều hướng giảm, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ". - Ông Trần Quốc Vương nói.
Đối với các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương (chính thức và dự khuyết), ông Trần Quốc Vượng cho biết ưu điểm là các đồng chí Uỷ viên Trung ương có lập trường tư tưởng vững vàng, có quyết tâm chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm, tư tưởng của Đảng; giữ vững nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng, nghiêm túc thực hiện Quy chế làm việc; chấp hành sự phân công, điều động của tổ chức; có tinh thần tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch.
"Các đồng chí Ủy viên Trung ương đều nêu gương về đạo đức, phong cách lãnh đạo, chỉ đạo, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng và báo vệ Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ ở địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách". - Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nói thêm.
Vẫn theo Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, các đồng chí Ủy viên Trung ương phát huy trách nhiệm, trí tuệ tham gia tích cực trong các tiểu ban, ban chỉ đạo, tổ biên tập các đề án khi được phân công hoặc tham gia đóng góp ý kiến vào các đề án trình Trung ương và trình Đại hội XIII của Đảng. Đồng thời, tích cực tham gia chuẩn bị và thảo luận, quyết định về những vấn đề lớn, quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, quốc kế dân sinh, những nội dung cần xem xét, xử lý liên quan đến lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách; đóng góp ý kiến tâm huyết, trách nhiệm với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư những nội dung cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.
Mặc dù đã có nhiều ưu tiên trong nhiệm kỳ qua, song Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đánh giá bên cạnh đó còn một số khuyển điểm. Cụ thể: Một số ít đồng chí chưa thường xuyên nghiên cứu sâu các chủ trương, định hướng lớn của Trung ương, cập nhật tình hình thực tiễn; Thiếu chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo xử lý những vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn. "Có đồng chí Uỷ viên Trung ương còn thiếu gương mẫu, vi phạm các nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước bị xử lý kỷ luật về đảng và xử lý hình sự". - ông Trần Quốc Vượng nói.
Đối với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, theo Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, trên cơ sở Chương trình làm việc toàn khoá của Ban Chấp hành Trung ương, bám sát diễn biến tình hình trong nước và quốc tế, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lựa chọn kỹ những nội dung để xây dựng chương trình làm việc hàng năm, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm và giải quyết kịp thời nhiều vấn đề hệ trọng, phức tạp phát sinh, nhất là về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và kinh tế. Chỉ đạo chuẩn bị tốt, chu đáo các đề án, báo cáo trình Trung ương.
Đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng mang tầm chiến lược về kinh tế - xã hội, như cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; phát triển công nghiệp; phát triển du lịch; phát triển năng lượng; tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; về hợp tác đầu tư nước ngoài.
Lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị, hoàn thiện các đề án trình Trung ương cho ý kiến về định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm; đánh giá giữa kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đề ra những chủ trương, giải pháp để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
11:04, 26/01/2021
10:43, 26/01/2021
09:36, 26/01/2021
13:17, 26/01/2021
13:06, 26/01/2021
12:25, 26/01/2021
10:52, 26/01/2021
09:38, 26/01/2021
08:00, 26/01/2021
06:39, 26/01/2021
06:00, 26/01/2021
05:24, 26/01/2021
05:00, 26/01/2021
05:00, 26/01/2021
04:00, 26/01/2021
11:00, 25/01/2021
09:51, 25/01/2021