“Bản đồ nhiệt” thương mại điện tử Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Có một thực tế là các công ty thương mại điện tử “cây nhà lá vườn” như Tiki và Sendo đang lép vế trước sự thống trị của Shopee và Lazada ở Việt Nam. Liệu tương lai sẽ có sự thay đổi?

Bùng nổ nền kinh tế internet

Theo một báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company: Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế internet hấp dẫn nhất Đông Nam Á, với dự kiến sẽ tăng trưởng 175% vào năm 2025 để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực sau Indonesia với tổng giá trị hàng hóa (GMV) là 57 tỷ USD.

Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế internet hấp dẫn nhất Đông Nam Á.

Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế internet hấp dẫn nhất Đông Nam Á.

Nền kinh tế Internet của Việt Nam chủ yếu được củng cố bởi lĩnh vực thương mại điện tử, lĩnh vực này đã chứng kiến tổng giá trị hàng hóa tăng 53% vào năm ngoái, từ 8 tỷ USD lên 13 tỷ USD vào năm 2021. 

Trong nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã chào đón hơn 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, được xác định là những cá nhân đã trả tiền cho bất kỳ loại dịch vụ trực tuyến nào. Đây được coi là lý do chính cho sự bùng nổ này.

Tuy nhiên, thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện đang bị thống trị bởi hai công ty nước ngoài - Shopee của SEA và Lazada do Alibaba hậu thuẫn, hai người chơi dẫn đầu về lưu lượng truy cập trang web. Trong khi đó, các nền tảng “cây nhà lá vườn” là Tiki và Sendo đang phải ngậm ngùi ở vị trí thứ ba và thứ tư, theo iPrice Insights. 

Liệu trong thời điểm tới, các công ty trong nước có thể vươn lên và cạnh tranh một cách sòng phẳng với các “ông lớn” nước ngoài trong không gian thương mại điện tử tại Việt Nam hay không?

Sự thống trị của Shopee

Theo một nghiên cứu về sở thích của người tiêu dùng của công ty nghiên cứu thị trường cho biết, có khoảng 51% người Việt Nam coi Shopee là nền tảng mua sắm trực tuyến, tăng 7% so với quý trước. Trong khi, Lazada là nền tảng đứng thứ hai với 18% người dùng, tiếp theo là Facebook (8%), Tiki (7%) và Sendo (3%).

Shopee đang là nền tảng thương mại điện tử thống trị trong khu vực.

Shopee vẫn đang là nền tảng thương mại điện tử thống trị trong khu vực.

Shopee cũng đang dẫn đầu với tư cách là nền tảng mang đến cho 73% người dùng ở các khu vực bên ngoài các thành phố lớn. Theo sau là Lazada với 48% thị phần, trong khi Tiki và Sendo còn xếp sau cả Facebook. Hơn nữa, hơn 70% người dùng trẻ, hoặc những người được xác định là Thế hệ Z, cũng coi Shopee là nền tảng thương mại điện tử tốt nhất, theo dữ liệu của Decision Lab.

Có thể nói, đây là những con số lạnh lùng, đang cho thấy sự thống trị mạnh mẽ của Shopee trong không gian thương mại điện tử của Việt Nam.

Theo các chuyên gia phân tích, sự tăng trưởng của Shopee là do có rất nhiều sản phẩm và chiết khấu giao hàng được cung cấp trên nền tảng này. Đồng thời, họ cũng đã thiết lập được một mô hình kinh doanh kết hợp cả C2C (người tiêu dùng với người tiêu dùng) và B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng). Nhưng, mô hình chính C2C đang mang lại cho họ sự linh hoạt trong việc tiếp cận với nhiều người bán hơn, giúp họ mở rộng quy mô một cách nhanh chóng.

Nhưng, “cuộc chiến vương quyền” còn chưa ngã ngũ…

Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo cuộc chiến giành thị phần sẽ vẫn diễn ra quyết liệt ngay cả khi sự thống trị của các thương hiệu nước ngoài là rõ rệt. Và trong thời điểm tới, có thể sẽ có rất nhiều tiền sẽ được đổ vào lĩnh vực này bởi “cuộc chiến vương quyền” vẫn chưa ngã ngũ.

Nhưng, cuộc chiến giành thị phần vẫn chưa ngã ngũ.

Nhưng, cuộc chiến giành thị phần vẫn chưa ngã ngũ.

Lịch sử khu vực Đông Nam Á đã từng chứng kiến cuộc thi “đốt tiền” giữa Uber và Grab trong những năm trước đây. Một khi thị trường bị phân mảnh và các bên tham gia vào một cuộc cạnh tranh gay gắt, việc ai “bạo chi” hơn người đó sẽ là bá chủ. Bởi một lúc nào đó, đối thủ gặp phải khó khăn và buộc phải bán doanh nghiệp của mình - đây chính là cái cách mà Uber đã phải rời khỏi Đông Nam Á một cách “không kèn không trống” vào năm 2018, nhường ngai vàng cho Grab.

Các công ty thương mại điện tử thuần Việt gần đây đang được tiếp thêm những liều “doping tiền” để tìm kiếm lại thị phần.

Tiki, nền tảng thương mại Việt lớn nhất, đã nhận được khoản đầu tư 258 triệu USD từ công ty bảo hiểm AIA vào tháng 11. Sendo, một công ty thương mại điện tử được thành lập vào năm 2012 với tư cách là một bộ phận của công ty dịch vụ CNTT lớn nhất Việt Nam, Tập đoàn FPT, đã và đang gây quỹ cho Series D kể từ tháng 7 năm 2020.

Chưa hết, Society Pass đã trở thành công ty thương mại điện tử Việt Nam đầu tiên ra mắt công chúng tại Mỹ vào ngày 9 tháng 11, khi huy động được 28 triệu USD thông qua IPO trên sàn Nasdaq.

Nhưng, có lẽ tiền là chưa đủ. Theo các chuyên gia phân tích, để cạnh tranh với các gã khổng lồ nước ngoài, các công ty trong nước sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào việc cải thiện hệ sinh thái của họ và tăng cường quan hệ đối tác với các nhà cung cấp giải pháp thanh toán.

Bà Valerie Vu, người đứng đầu công ty VC Venture Capital giai đoạn đầu tại Việt Nam cho rằng: “Trong tương lai gần, tôi dự đoán rằng các nền tảng thương mại điện tử Việt Nam sẽ đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng để tạo ra một chuỗi cung ứng tinh gọn và hiệu quả hơn về chi phí nhằm rút ngắn thời gian giao hàng, đặc biệt là với sự gia tăng của mô hình nhà cung cấp dịch vụ hậu cần bên thứ tư”.

Bên cạnh đó, bà nói thêm rằng các công ty địa phương cũng nên mở rộng sang các ngành dọc khác nhau, từ phân phối hàng tạp hóa tươi sống đến phân phối dược phẩm. Tiki đã và đang đi theo hướng này, khi đang nhúng một số ứng dụng nhỏ vào nền tảng của mình để trở thành một siêu ứng dụng. Ví dụ, Infina để đầu tư và tiết kiệm, Ezin để mua các sản phẩm bảo hiểm tùy chỉnh…

Đồng thời, Tiki cũng điều hành một dịch vụ giao hàng tạp hóa tươi sống, TikiNgon, đã đạt mức tăng trưởng hàng năm là 2.000%. Tất cả các dịch vụ này đã mang lại mức tăng trưởng hai con số cho Tiki trong hai năm qua.

Ngoài ra, để đấu lại với các gã khổng lồ nước ngoài, còn một cách đơn giản là các công ty trong nước sáp nhập lại để tạo thành một nền tảng mạnh hơn với cơ sở khách hàng lớn hơn. Nhưng, có lẽ điều này đã không thành hiện thực khi mà Tiki và Sendo đã từng bỏ lỡ vì không tìm được tiếng nói chung vào năm 2020.

Cuối cùng, cuộc chiến giành thị phần sẽ vẫn diễn ra quyết liệt, liệu với những sự điều chỉnh trong cách tiếp cận của các thương hiệu nội có thể làm tăng cơ hội thị trường của họ? Có lẽ, mọi thứ còn ở phía trước...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Bản đồ nhiệt” thương mại điện tử Việt Nam tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713476751 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713476751 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10