Lo ngại tình trạng "vô hiệu hóa", "vượt" Luật Đầu tư

Diendandoanhnghiep.vn VCCI bày tỏ lo ngại về tình trạng "gián tiếp vô hiệu hóa" các quy định về kiểm soát điều kiện kinh doanh và "vượt qua" quy định về thủ tục đầu tư trong Luật Đầu tư.

Theo khảo sát của VCCI, có tới 58% các doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện. Ảnh minh họa

Theo khảo sát của VCCI, có tới 58% các doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện. Ảnh minh họa

VCCI bày tỏ lo ngại như vậy khi góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.

Vô hiệu hóa Luật

Trong văn bản trả lời Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự thảo luật trên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam dành nhiều quan tâm tới các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

VCCI cho rằng, Luật Đầu tư hiện hành có các quy định được thiết kế với mục tiêu hạn chế tình trạng ban hành mới các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong các các lĩnh vực chuyên ngành một cách không thể kiểm soát.

Trên thực tế, nhiều ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được ban hành trong các luật ban hành sau Luật Đầu tư. Sau một thời gian, các ngành nghề này được bổ sung vào Danh mục trong Luật Đầu tư sau với lý do là “đã được quy định trong Luật A …”. Như vậy, với thực trạng này thì mục tiêu quy định Danh mục này trong Luật đầu tư sẽ trở nên ít ý nghĩa.

“Hiện dự thảo Luật sửa đổi lại chưa có quy định nào để giải quyết tình trạng “gián tiếp vô hiệu hóa” Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư”, VCCI nhận định.

VCCI lý giải, về mặt pháp lý, sở dĩ tình trạng này có thể tồn tại là do quy định tại Luật đầu tư chưa làm rõ được mối quan hệ giữa Luật đầu tư và các Luật ban hành sau về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Cơ quan này đề nghị Ban soạn thảo bổ sung vào Dự thảo các quy định làm rõ vấn đề này.

Bên cạnh đó, Dự thảo bổ sung thêm 3 ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới là “tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp”; “đăng kiểm tàu cá”; “kinh doanh sản phẩm báo chí” với lý do là thống nhất với các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Theo VCCI, lý do để bổ sung các ngành, nghề này cần được đánh giá, giải trình lại theo hướng có phù hợp với Điều 7 Luật Đầu tư (liên quan tới các lợi ích công cộng cần bảo vệ) hay không.

Riêng về “kinh doanh sản phẩm báo chí”, VCCI băn khoăn rằng đây là hoạt động kinh doanh với phạm vi rất rộng liên quan đến các sản phẩm trên và có sự chồng lấn với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khác, ví dụ: “kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền”; “kinh doanh dịch vụ phát hành xuất bản phẩm”; “kinh doanh dịch vụ mạng xã hội”; “kinh doanh dịch vụ thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp”; … và có khả năng bao gồm với cả những hoạt động kinh doanh không nhất thiết phải kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh (ví dụ: buôn bán các loại ấn phẩm…).

Mặt khác, “kinh doanh sản phẩm báo chí” là khái niệm không được nhắc đến trong Luật báo chí, vì vậy không rõ hoạt động kinh doanh này như thế nào, các điều kiện kinh doanh áp dụng ra sao, VCCI bày tỏ quan điểm. 

Thông tư vượt luật?

Cũng theo VCCI, Luật Đầu tư quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây được xem là quy định thống nhất, áp dụng chung cho các trường hợp phải thực hiện các thủ tục này.

Tuy nhiên, trên thực tế, ở một số lĩnh vực, các văn bản có quy định bổ sung thêm một số tài liệu trong hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư. Ví dụ, Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN có quy định trong trình tự thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư có thể thẩm định về danh mục máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, đây là tài liệu không có trong hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại Điều 33, 34, 35 Luật Đầu tư.

Trường hợp ví dụ ở trên về mặt pháp lý là không phù hợp, bởi văn bản cấp thông tư không thể đặt thêm điều kiện/thủ tục/hồ sơ mà Luật Đầu tư không quy định. Mặc dù vậy trên thực tế doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ. Ngoài ra, không loại trừ khả năng các văn bản cấp Luật cũng có thể đặt ra các quy định kiểu này, mà xét về pháp lý thì nếu ban hành sau có thể “vượt qua” quy định của Luật Đầu tư.

Thời gian qua, Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực trong việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh. Theo VCCI, việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh ở các Bộ có nhiều bước tiến đáng ghi nhận. Tính cho đến hết tháng 10/2018, đã có 15 Nghị định về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh được ban hành.

Tuy nhiên, khảo sát cho thấy mức độ thực chất của việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh (bãi bỏ những điều kiện bất hợp lý, không minh bạch, không khả thi) thì không đồng đều giữa các bộ, thậm chí không đồng đều giữa các lĩnh vực khác nhau của cùng một bộ.

Từ góc độ của các doanh nghiệp, việc phải xin các giấy phép con vẫn diễn ra phổ biến và gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả điều tra PCI 2017, vẫn có đến 58% trên tổng số doanh nghiệp phản hồi phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện. Trong đó, có 42% doanh nghiệp cho biết có gặp khó khăn khi xin những giấy phép loại này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lo ngại tình trạng "vô hiệu hóa", "vượt" Luật Đầu tư tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713922531 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713922531 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10