Bản tin tổng hợp tuần từ 11-16/6/2018

Phương Thảo (tổng hợp) 16/06/2018 06:00

Bế mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV; Blockchain sẽ dẫn dắt công nghệ tương lai; Từ World Cup đến bài học trị “lợi ích nhóm”... là những vấn đề nóng trong tuần tuần từ 11 - 16/6/2018.

1. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Quốc hội làm việc với tinh thần dân chủ, nghiêm túc và trách nhiệm

ĐBQH tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sáng nay

ĐBQH tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sáng 15/6

Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sáng 15/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, Quốc hội làm việc với tinh thần dân chủ, nghiêm túc và trách nhiệm.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, kết quả kỳ họp cho thấy hoạt động của Quốc hội ngày càng gắn bó mật thiết với nhân dân, từ đó nâng cao chất lượng các luật, nghị quyết được thông qua.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

2. Việt Nam làm gì để đối phó với "chu kỳ khủng hoảng" kinh tế?

WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ giảm xuống mức 6,5% năm 2020.

WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ giảm xuống mức 6,5% năm 2020.

Dù chưa rõ ràng nhưng ngảy cả đại diện Chính phủ và WB đang cũng đang lo ngại về về một "chu kỳ khủng khoảng" của nền kinh tế. Vậy các Việt Nam cần làm gì để đối diện với thách thức đó?

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

3. Blockchain sẽ dẫn dắt công nghệ tương lai

Nguyễn Văn Bình

Ông Nguyễn Văn Bình nhận định công nghệ blockchain sẽ dẫn dắt công nghệ tương lai.

Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương tại Diễn đàn "Blockchain: Xu hướng và tầm nhìn phát triển” diễn ra ngày 14/6.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

4. Phát triển ngành chăn nuôi: Không thể để người nông dân “tự bơi”

ĐB Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ)

ĐB Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ)

Tại phiên thảo luận chiều 14/6 về dự thảo Luật chăn nuôi, Đại biểu Tạ Minh Tâm (Tiền Giang) phân tích: Thực trạng ngành chăn nuôi nước ta còn yếu tố tự phát, quy mô nông hộ cao, phần lớn còn chưa theo chuỗi. Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn vừa qua cho thấy số lượng sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo quy trình VietGap và tương đương còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Việc kiểm soát dịch bệnh, môi trường, chất thải chưa được quản lý và kiểm soát chặt.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

5. Từ World Cup đến bài học trị “lợi ích nhóm”

Thấy gì khi Tây Ban Nha sa thải Huấn luyện viên ngay trước thềm World Cup?

Thấy gì khi Tây Ban Nha sa thải Huấn luyện viên ngay trước thềm World Cup?

Người Tây Ban Nha đã cho thấy vì sao họ là quốc gia văn minh. Chỉ hai ngày trước khi World Cup khởi tranh, Liên đoàn bóng đá nước này sa thải Huấn luyện viên trưởng Lopetegui vì ông này ký hợp đồng dẫn dắt một câu lạc bộ khác khi World Cup mới chưa kết thúc. Mấu chốt ở chỗ tuyển Tây Ban Nha chủ yếu xuất phát từ hai câu lạc bộ Real và Barcelona, nếu Lopetegui sẽ dẫn dắt Real mùa tới tức là nguy cơ xảy ra tiêu cực với nhóm cầu thủ không thi đấu cho Real là rất cao. Chắc gì ông này không ưu ái cho các học trò tương lai của mình?

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

6. Xuất khẩu nông sản: Kỳ vọng xa vời

Chỉ ba chuyến hàng xuất khẩu xoài trong 1 tháng, Công ty TNHH Agricare Việt Nam đã lỗ gần 3 tỷ đồng.

Chỉ ba chuyến hàng xuất khẩu xoài trong 1 tháng, Công ty TNHH Agricare Việt Nam đã lỗ gần 3 tỷ đồng.

Ngành nông nghiệp đang kỳ vọng xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD năm 2018. Tuy nhiên, mục tiêu này liệu có đạt được khi các doanh nghiệp trong cuộc đang vật lộn với nhiều lô hàng bị trả về.

Ông Đàm Quang Thắng - TGĐ Công ty TNHH Agricare Việt Nam cho biết, chỉ ba chuyến hàng xuất khẩu xoài gần đây, doanh nghiệp ông đã lỗ gần 3 tỷ đồng chỉ trong vòng 1 tháng. “Việc xuất khẩu hoa quả này thực sự quá nhiều rủi ro. Cơ chế không có, công nghệ không có, thông tin thị trường không có, doanh nghiệp đang phải tự bơi…”, ông Thắng nhìn nhận.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

7. Thị trường ôtô đang "gượng dậy"

Tổng doanh số bán hàng của các thành viên VAMA tính đến hết tháng 5/2018.

Tổng doanh số bán hàng của các thành viên VAMA tính đến hết tháng 5/2018.

Báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường tháng 5/2018 đã tăng 9% so với tháng liền trước, đạt 23.065 chiếc. Trong đó, lượng xe du lịch đạt 15.397 chiếc, tăng 13%; lượng xe thương mại đạt 6.890 chiếc, giảm 8%; lượng xe chuyên dụng đạt 778 chiếc, giảm mạnh 36%.

Thị trường ôtô tháng 5/2018 cũng chứng kiến sự cân bằng về tăng trưởng của cả hai mảng xe lắp ráp trong nước (CKD) và xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU).

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

8. Nỗi lo tăng xuất khẩu xi măng

abc

Theo dự báo với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì đến năm 2020 xi măng cả nước sẽ dư thừa từ 36-47 triệu tấn.

Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, ước sản phẩm xi măng tiêu thụ ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu trong tháng 5/2018 đạt khoảng 10,23 triệu tấn, tăng tới 1,46 triệu tấn so với tháng 4, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017 và đạt 51% kế hoạch năm 2018. Tuy nhiên, theo các chuyên gia với tốc độ phát triển như hiện nay thì chỉ trong thời gian ngắn ngành xi măng sẽ bị dư thừa nguồn hàng này. 

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

9. Vì sao chuyên gia phản đối đề xuất “xây đảo lấn Vịnh” Đà Nẵng?

Vịnh Đà Nẵng

Chuyên gia cho rằng cần đánh giá kỹ đối với đề xuất xây đảo lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng

Trong khi thông tin về dự án đảo Hoa Sen lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng còn xuất hiện nhỏ giọt thì tại hội thảo về Quy hoạch TP Đà Nẵng đến 2030 tầm nhìn 2045, các chuyên gia đã lên tiếng phản đối dự án.

Liên quan đề xuất “xây đảo lấn vịnh”, KTS Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam đề cập vấn đề, vì thiếu đất Đà Nẵng nghĩ đến việc xây dựng đô thị biển. Nhưng ông Trần Ngọc Chính cho biết đã “rất ngạc nhiên” trước thông tin hơn 1000 hecta xây dựng trên biển ở Vịnh Đà Nẵng.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

10. Để nhà đầu tư nước ngoài “mặn mà” với các dự án PPP có khó?

Nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn "đứng ngoài" các dự án PPP. (Ảnh minh hoạ, nguồn: Internet).

Thiếu cơ chế cần thiết đảm bảo niềm tin khi nhà đầu tư nước ngoài phải bỏ ra một lượng vốn “khủng” và các dự án có thời gian hoàn vốn lên tới cả chục năm. Theo các nhà đầu tư nước ngoài đây chính là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang “đứng ngoài” các dự án đầu tư theo hình thức công tư (PPP) tại Việt Nam.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

11. Malaysia sẽ đảo ngược CPTPP?

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết sẽ đề nghị các quốc gia thành viên CPTPP xem xét lại hiệp định này. Ảnh: NSTP

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết sẽ đề nghị các quốc gia thành viên CPTPP xem xét lại hiệp định này. Ảnh: NSTP

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết sẽ đề nghị các thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) xem xét lại hiệp định này.

Theo ông Mahathir Mohamad, sở dĩ ông muốn đề nghị xem xét lại CPTPP là do một số điều khoản của hiệp định này sẽ khiến những nền kinh tế yếu hơn, như Malaysia, gặp bất lợi.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

12. Thượng đỉnh Mỹ - Triều và "củ cà rốt” ở Sentosa

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đã đi đến ký kết đầu tiên

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đã đi đến ký kết tuyên bố chung đầu tiên.

Cây gậy và củ cà rốt là một trong những biểu tượng của ngoại giao thường xảy ra trong trường hợp nước lớn với nước nhỏ. Cây gậy biểu trưng cho ý đồ đe dọa, ép buộc, còn củ cà rốt mang hàm ý như một phần thưởng, sự nhượng bộ.

Những gì nước Mỹ đã đối xử với Iran trong vấn đề hạt nhân hay một loạt các quốc gia Tây Á khác cho thấy nước này luôn mang theo cây gậy và củ cà rốt trong bang giao, nhất là với những đối thủ dưới cơ.

Nhưng với Triều Tiên dường như ngoại lệ, hơn nửa ngày ở đảo Sentosa – Singapore, ông Trump không cho cộng đồng quốc tế thấy “cây gậy nước Mỹ” như thường lệ, thay vào đó là “củ cà rốt” chín mọng đầy hứa hẹn.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

13. FED thận trọng, giá vàng sẽ bứt phá?

Những phiên giao dịch đầu tuần này, giá vàng miếng SJC đã tăng từ mức 36,82- 36,90 triệu đồng/lượng lên mức 36,95- 37,05 triệu đồng/lượng.

Những phiên giao dịch đầu tuần này, giá vàng miếng SJC đã tăng từ mức 36,82- 36,90 triệu đồng/lượng lên mức 36,95- 37,05 triệu đồng/lượng.

Trong tuần này sau khi mở cửa ở mức 1.299USD/oz, giá vàng đã dao động trong biên độ 1.292-1.302USD/oz. Nhìn chung giá vàng vẫn có xu hướng đi ngang, bởi tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều, kết quả đạt được khá mơ hồ, chưa cho thấy cam kết rõ ràng của Triều Tiên về phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng dù sao, đây cũng là tín hiệu tích cực nhất từ trước đến nay, khiến nhu cầu mua vàng làm nơi trú ẩn an toàn đã giảm bớt phần nào.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

14. Hai kịch bản thị trường chứng khoán

Diễn biến của VN-Index từ ngày 4-11/6/2018

Diễn biến của VN-Index từ ngày 4-11/6/2018

Những tưởng thị trường sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận 1.000 điểm, nhưng điều này đã không xảy ra. Trong kịch bản xấu nhất, VN-Index có thể quay lại mốc 1.000 điểm và tích lũy tại đó. Ngược lại, sẽ tăng lên vùng 1.070-1.100 điểm.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

15. Tham vọng mới của MPC

abc

abc

Sau khi sụt giảm mạnh trong năm 2015- 2016, lợi nhuận của CTCP Thuỷ sản Minh Phú (MPC) đã tăng mạnh trở lại trong năm 2017 và dự kiến vẫn duy trì được đà tăng trưởng tích cực trong năm nay. Tuy nhiên, tham vọng chiếm 25% thị phần tôm thế giới đang khiến các doanh nghiệp trong ngành nghi ngại. 

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

16. Cảnh báo cơn sốt đất mới vùng ven đặc khu

Cảnh báo cơn sốt đất mới vùng ven đặc khu

Cơn sốt đất chuyển sang các vùng ven khu Bắc Vân Phong

Đầu tháng 6 vừa qua, UBND TP Tuy Hòa, Phú Yên bán đấu giá quyền sử dụng 64 lô đất ven biển khu dân cư thuộc phường Phú Đông. Phiên đấu giá đã thu hút gần 2.700 hồ sơ và được xem là phiên đấu giá đất có số lượng hồ sơ tham gia nhiều kỷ lục từ trước đến nay ở tỉnh Phú Yên.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

17. Thanh tra hàng loạt dự án đất vàng của Tập đoàn Lã Vọng

Thanh tra hàng loạt dự án đất vàng của Tập đoàn Lã Vọng

Tập đoàn Lã Vọng được ưu ái giao nhiều khu "đất vàng" tại Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Thanh tra Chính phủ thành lập đoàn thanh tra liên ngành có sự tham gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng thanh tra toàn diện các dự án nêu tại văn bản số 62/BC-UBND ngày 5/3/2018 của UBND thành phố Hà Nội; kết luận đầy đủ, chính xác, khách quan về các vấn đề liên quan và kiến nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/12/2018.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

18. Bất động sản Vân Đồn: Không có giao dịch nào được thực hiện suốt tuần qua

Bất động sản Vân Đồn: Không có giao dịch nào được thực hiện suốt tuần qua

Đã không còn cảnh sôi động như thế này tại các quán trà đá

Vân Đồn trong một ngày nắng khá gắt, người dân nơi đây vẫn cần mẫn với công việc. Những chuyến xe chở đất hối hả, công trường của những dự án lớn vẫn sôi động... tất cả trong nhịp điệu của guồng quay lao động và xây dựng. Tuy nhiên, các cuộc giao dịch bất động sản tại đây vẫn khá trầm lắng.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

19. Về với Vicem, Xi măng Quang Sơn liệu có “bừng tỉnh”?

Tính đến ngày 31/12/2017, lỗ lũy kế của Xi măng Quang Sơn là 1.145 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2017, lỗ lũy kế của Xi măng Quang Sơn là 1.145 tỷ đồng.

Bộ Công thương vừa có văn bản đề xuất Chính phủ cho phép chuyển giao nguyên trạng Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn từ Tổng công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaincon) sang Vicem.

Theo đó, toàn bộ tài sản tại báo cáo tài chính của Xi măng Quang Sơn tại thời điểm bàn giao sẽ được Vicem tiếp nhận và thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ mà Vinaincon đã vay cho Xi măng Quang Sơn. Công ty Xi măng Quang Sơn, tiền thân là Công ty Xi măng Thái Nguyên, do Vinaincon làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng, công suất thiết kế 1,51 triệu tấn xi măng/năm.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

20. "Ông lớn" SBIC bị cưỡng chế thu hồi nợ thuế hàng trăm tỷ đồng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tổng cục Thuế vừa có văn bản gửi Cục Thuế Hà Nội về việc cưỡng chế thu hồi tiền thuế nợ của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy - SBIC (tiền thân là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy – Vinashin). Theo đó, Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan này mới đây đã nhận được công văn của Tổng cục Hải quan về việc cưỡng chế nợ thuế đối với SBIC, bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

21. Chủ đầu tư cao tốc Hà Nội – Hải Phòng lỗ 2,5 tỷ đồng/ngày

Doanh thu bình quân mỗi ngày của VIDIFI đạt khoảng 5,7 tỷ đồng/ngày

Doanh thu bình quân mỗi ngày của VIDIFI đạt khoảng 5,7 tỷ đồng/ngày

Theo số liệu từ Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), doanh thu thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ của 7 trạm thu phí dịch vụ trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2017 chỉ đạt 1.258 tỷ đồng, bình quân mỗi ngày đạt 3,4 tỷ đồng. Doanh thu thu phí dịch vụ tại 2 trạm thu phí QL 5 trong năm 2017 đạt 832,9 tỷ đồng. Với tổng doanh thu thu phí toàn dự án đạt 2.091 tỷ đồng. Tính bình quân, doanh thu mỗi ngày của đơn vị này đạt khoảng 5,7 tỷ đồng/ngày.

Trong khi đó, theo VIDIFI, mức thu này chưa tính các chi phí thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để vận hành 9 trạm thu phí cùng với công tác bảo trì 2 tuyến đường thuộc dự án. Hiện, nhà đầu tư đang phải trả khoảng 8 tỷ đồng tiền lãi vay mỗi ngày. Như vậy, số tiền thâm hụt mỗi ngày là 2,5 tỷ đồng (tương đương khoảng 900 tỷ đồng/năm).

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

22. “Ông lớn” Vingroup “tấn công” thị trường thiết bị điện tử

Nhà máy Vsmart sẽ được đầu tư xây dựng tại Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast ở khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng) theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nhà máy Vsmart sẽ được đầu tư xây dựng tại Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast ở khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng) theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thực hiện chiến lược mở rộng lĩnh vực sản xuất công nghiệp, sau Dự án Tổ hợp sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast - Tập đoàn Vingroup đã thành lập Công ty VinSmart, với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.

Công ty VinSmart sẽ hoạt động trong 2 lĩnh vực chính: Thứ nhất là sản xuất các thiết bị điện tử thông minh, mở đầu là sản xuất điện thoại thông minh với thương hiệu Vsmart; Thứ hai là nghiên cứu, thực nghiệm và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa và nguyên liệu thế hệ mới.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

23. Doanh nghiệp Điện ảnh Việt lo Cty nước ngoài "âm mưu thôn tính"

Mạnh tay đầu tư vào nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam trong hơn 10 năm qua, CGV đã và đang góp phần tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trên thị trường.

Hiệp hội Phát hành và Phổ biến phim Việt Nam đề nghị Cục Quản lý cạnh tranh điều tra xác minh làm rõ các dấu hiệu vi phạm các quy định của Luật cạnh tranh về tập trung kinh tế, nhằm ngăn chặn nguy cơ thị trường và nền điện ảnh Việt Nam bị nước ngoài lũng đoạn.

Mới đây, Hiệp hội Phát hành và Phổ biến phim Việt Nam đã có văn bản gửi Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương. Hiệp hội này cho rằng, thị trường điện ảnh Việt Nam đang bị các công ty nước ngoài âm mưu thôn tính.

"Họ đang có chiến lược nhằm chiếm lĩnh thị trường và thôn tính nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam. Bằng các ưu thế về vốn, kinh nghiệm và với các thủ đoạn tinh vi, họ đã và đang thiết lập những điều kiện nhằm buộc các doanh nghiệp điện ảnh Việt Nam phải tuân theo với mục đích tiến tới chiếm lĩnh thị trường và nền điện ảnh Việt Nam sẽ phụ thuộc vào họ", văn bản của Hiệp hội nêu rõ.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

24. Quảng Ngãi: Doanh nghiệp chú ý gì khi đầu tư vào VSIP?

Nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự quan tâm đến hội thảo thu hút đầu tư vào Quảng Ngãi và VSIP

Nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự quan tâm đến hội thảo thu hút đầu tư vào Quảng Ngãi và VSIP

Cơ hội đầu tư và nhiều điều kiện thuận lợi dành cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào Quảng Ngãi nói chung và khu công nghiệp VSIP nói riêng đã được giới thiệu đến các đại diện doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại hội thảo "Quang Ngai - Your next effective manufacturing location" vừa được tổ chức tại Đà Nẵng ngày15/6.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

25. Liên kết doanh nghiệp trong nước và FDI ngành điện tử: Tác động lan toả chưa như kỳ vọng

TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho biết: "Trong 100 doanh nghiệp lớn ngành điện tử, có 99 doanh nghiệp FDI và chỉ có 1 doanh nghiệp nội địa"

Trong 100 doanh nghiệp lớn ngành điện tử, có 99 doanh nghiệp FDI và chỉ có 1 doanh nghiệp nội địa. Đây là chia sẻ của TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI tại Hội thảo: "Tăng cường đối thoại chính sách giữa quốc gia đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư - Tối đa hoá tác động của các doanh nghiệp đa quốc gia đối với việc làm bền vững trong ngành điện tử tại Việt Nam" do VCCI, phối hợp cùng Chính phủ Nhật Bản, ILO, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bản tin tổng hợp tuần từ 11-16/6/2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO