Bào chế “vaccine tinh thần”

Diendandoanhnghiep.vn Riêng trong bối cảnh đại dịch và khủng hoảng này, có 3 lối tư duy để chọn lựa: thúc thủ, thích ứng, bứt phá kiến tạo. Chọn tâm thế nào?

Theo Tiến sĩ Giản Tư Trung - Hiệu trưởng Trường Doanh Nhân PACE, trong bối cảnh khủng hoảng trên mọi phương diện như hiện nay, mỗi người cần phải tự bào chế ra “vaccine tinh thần” cho bản thân và doanh nghiệp của mình để vừa nâng cao sức đề kháng nhằm vượt qua khủng hoảng, vừa mở ra vận hội mới cho doanh nghiệp.

Trong lịch sử mấy nghìn năm của loài người, có lẽ chưa bao giờ loài người phải trải qua một cuộc khủng hoảng sâu và rộng như cuộc khủng hoảng hiện nay. 

- Hiện nay, chúng ta đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Theo ông, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần phải làm gì để có thể trụ vững và vượt qua cuộc khủng hoảng này?

Đại dịch COVID-19 đã làm cho mọi khía cạnh đều bị tê liệt, với độ bao phủ khốc liệt lên mọi cá nhân, từng gia đình, khắp các quốc gia và trên toàn thế giới. Không một ai, một doanh nghiệp nào có thể thoát khỏi sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này.

Ngày xưa dịch bệnh cũng hoành hành, nhưng do thế giới chưa mở cửa như hiện nay, giao thông và truyền thông cũng chưa phát triển, nên sự lây lan của dịch bệnh có giới hạn, con người có thể chủ động phong toả từng địa phương, từng quốc gia để dập dịch. Nhưng hiện nay, giao thông và truyền thông phát triển quá mạnh, cả thế giới gần như chung một mái nhà về địa lý và giao tiếp, đẩy khủng hoảng lên tầm mức chưa từng có trong lịch sử loài người về mọi khía cạnh, mọi cấp độ và mọi phương diện.

Hưởng ứng phong trào “Khỏe để lao động sản xuất” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động, tập thể dục giữa giờ đã trở thành một phản xạ của mỗi cán bộ công nhân Công ty TNHH Kido Vinh, Nghệ An. Ảnh: Huy Khôi

Hưởng ứng phong trào “Khỏe để lao động sản xuất” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động, tập thể dục giữa giờ đã trở thành một phản xạ của mỗi cán bộ công nhân Công ty TNHH Kido Vinh, Nghệ An. Ảnh: Huy Khôi

Khủng hoảng COVID-19 đã cướp đi của con người quá nhiều thứ. Mất người thân, mất việc làm, mất tiền của, mất cơ hội, mất tự do… khiến con người ta đau đớn. Nếu không cướp đi cái gì của mình thì cũng đã cướp đi quá nhiều thứ của người khác khiến ta không thể không đau lòng. Tôi rất ấn tượng với câu nói của Karl Marx trong bộ phim “Chuyện tử tế” của đạo diễn Trần Văn Thuỷ: “Chỉ có con thú mới quay lưng lại trước nỗi đau của đồng loại để chăm sóc cho bộ da của mình”, con người không thể làm được điều này.

Hiện nay, thế giới đã có vaccine ngừa Covid-19, tuy vậy, để đủ vaccine cho 70% dân số nhằm đạt miễn dịch cộng đồng có thể sẽ cần không ít thời gian. Trong khi chờ đợi vaccine ngừa COVID-19, tôi cho rằng, mỗi chúng ta, mỗi doanh nghiệp cũng cần phải tự bào chế cho mình, cho doanh nghiệp của mình một loại vaccine khác, đó chính là “vaccine tinh thần”.

Bởi lẽ, trong bối cảnh hiện nay, nếu ai trụ vững về tinh thần thì khả năng vượt bão sẽ mạnh hơn, ai không trụ vững sẽ khó có thể tồn tại.

Sản xuất “3 tại chỗ” trong mùa dịch ở Công ty Gre Apha Electronic, KCN VSIP 2A, Bình Dương.

Sản xuất “3 tại chỗ” trong mùa dịch ở Công ty Gre Apha Electronic, KCN VSIP 2A, Bình Dương.

- Vậy làm sao để có thể tự bào chế được “vaccine tinh thần” thưa ông?

Để bào chế được “vaccine tinh thần”, tôi cho rằng, điều đầu tiên là chúng ta cần phải làm rõ khái niệm “sức khoẻ” là gì? Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ đơn giản là có bệnh hay không có bệnh. Nghĩa là, thể chất không có bệnh cũng chưa chắc đã là khoẻ.

Một người có sức khoẻ tinh thần tốt thứ nhất là tâm hồn phải thật bình an. Muốn có tâm hồn bình an thì không được làm chuyện xấu, chuyện ác. Thứ hai là phải có niềm tin vào cuộc đời, hy vọng vào tương lai. Không có niềm tin vào cuộc đời, không biết vui sống ở hiện tại và không có hy vọng vào tương lai thì tinh thần khó mà khoẻ được.

Tuy nhiên, có bình an trong tâm hồn, có niềm tin vào cuộc sống vẫn chưa được xem là người có sức khoẻ tinh thần tốt. Bởi, vẫn có những người ban ngày giết người cướp của mà tối về ngủ vẫn rất ngon, tâm hồn cực kỳ bình an. Vì sao vậy? Vì họ thiếu yếu tố thứ ba, đó là lương tri. Với người có lương tri, khi làm chuyện xấu, chuyện ác, tâm hồn của họ không thể bình an được.

Tuân thủ triệt để 5K do Bộ Y tế khuyến cáo đã giúp Công ty CP 188, Quảng Ninh thích ứng thời cuộc, duy trì sản xuất, ổn định đời sống lao động.

Tuân thủ triệt để 5K do Bộ Y tế khuyến cáo đã giúp Công ty CP 188, Quảng Ninh thích ứng thời cuộc, duy trì sản xuất, ổn định đời sống lao động.

Một định nghĩa khác của MetalHealth.gov tôi cho là khá trọn vẹn: “Sức khoẻ tinh thần là tình cảm, tâm lý và hạnh phúc xã hội của chúng ta. Nó ảnh hưởng đến cách chúng ta nghĩ, cách chúng ta cảm nhận và cách chúng ta hành động. Nó cũng giúp quyết định cách chúng ta kiểm soát căng thẳng, mối quan hệ với người khác và đặc biệt quyết định cách chúng ta đưa ra các lựa chọn”.

Sức khoẻ tinh thần tốt sẽ giúp con người nhận ra, phát huy hết tiềm năng của mình, kiểm soát mọi căng thẳng phát sinh trong cuộc sống và công việc, làm việc một cách hiệu quả, tạo ra những đóng góp cống hiến có ý nghĩa cho tổ chức, xã hội. Đó là những giá trị rất ý nghĩa.

- Với doanh nhân chắc hẳn lại cần nhiều tiêu chuẩn hơn, thưa ông?

Đúng vậy. Lãnh đạo một doanh nghiệp có sức khoẻ tinh thần tốt mới có thể giúp cho nhân viên có sức khoẻ tinh thần, và từ đó giúp cho doanh nghiệp có sức khoẻ tinh thần. Có thể nói, sức khỏe tinh thần của con người sẽ quyết định sức mạnh tinh thần của doanh nghiệp.

Có 3 nhóm biểu hiện rõ nhất của sức khỏe tinh thần không tốt đó là: đau đớn, sợ hãi và hoảng loạn. Do đó, cách tốt nhất để thoát khỏi nỗi đau là phải biết buông bỏ. Muốn thoát khỏi sợ hãi thì phải tìm được lối ra. Và muốn thoát khỏi hoảng loạn thì phải tìm thấy được sự vững vàng từ bên trong. Đồng thời chọn tâm thế sống chủ động bằng cách luôn hi vọng vào những điều tốt đẹp nhất, và luôn chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất. Nếu không sẽ rất dễ bị đau đớn, sợ hãi, hoảng loạn.

- Vaccine ngừa COVID-19 + “vaccine tinh thần” sẽ không đủ để các doanh nghiệp có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng này, nếu như doanh nghiệp không thích nghi và thay đổi trước bối cảnh mới, thưa ông?

Nguồn: Học viện Quản lý PACE.
 

Đúng vậy, thời gian gần đây chúng ta thường hay nhắc tới khái niệm “bình thường mới”. Ở đây, chúng ta phải hiểu rằng thời cuộc này đã có nhiều thay đổi, ngay cả khi chúng ta đã có vaccine thì vẫn phải chuẩn bị sẵn tâm lý là sẽ phải “sống chung lâu dài” với dịch bệnh. Bởi virus SARS-CoV-2 cũng biến đổi không ngừng thành những biến thể khác nhau và đều mạnh hơn, nguy hiểm hơn những biến thể trước đó để thích ứng với điều kiện sống của nó. Có một điều chắc chắn rằng, đại dịch này sẽ tác động đến loài người một cách ghê gớm, buộc chúng ta phải sống khác, làm khác, lãnh đạo khác, học khác, chơi khác… tất cả mọi thứ đều phải khác. Những điều trước giờ chưa từng xảy ra thì bây giờ sẽ xảy ra. Tuy nhiên, thay đổi theo hướng tốt hơn hay tệ đi đều do sự lựa chọn của mỗi người.

- Lựa chọn của doanh nhân nên là gì thưa ông?

Riêng trong bối cảnh đại dịch và khủng hoảng này, có 3 lối tư duy để chọn lựa: thúc thủ, thích ứng, bứt phá kiến tạo, mình chọn tâm thế nào?

Dứt khoát không nên thúc thủ chờ chết, phải thích ứng để sống sót, tìm mọi cách để sống sót. Thái độ cao hơn sự thích ứng là kiến tạo ra một thời kỳ mới cho mình và cho doanh nghiệp của mình.

Chẳng hạn, trong kỷ nguyên mới, con người ngày càng độc lập và tự do hơn, nên chúng ta khó mà quản trị hay lãnh đạo thành công theo cách cũ được. Bởi lẽ, quản trị thì khác với cai trị, lãnh đạo thì khác với cầm quyền, doanh nhân thì khác với trọc phú và con buôn, tự do thì khác với hoang dã, đức tin thì khác với mê tín, cá tính thì khác với quái tính…

Đại dịch không chỉ gây ra tại họa, mà còn giúp cho loài người nói chung và mỗi người nói riêng một “khoảng lặng” quý giá để tư duy lại những vấn đề căn cốt của nhân sinh, tư duy lại về cuộc đời và con người, về thành công và hạnh phúc, về cuộc sống và công việc. Nếu đại dịch không xảy ra, con người có khi chẳng có “khoảng lặng” nào, vì cuộc sống bộn bề sẽ cuốn ta đi mãi rồi dễ quên đi những thứ quan trọng. Tôi nghĩ, trong giai đoạn này, nếu tư duy “sống sót” thì khả năng sống sót sẽ không cao. Còn nếu tư duy “bứt phá” thì không những sẽ sống sót mà còn tạo ra những vận hội mới chưa từng có cho doanh nghiệp của mình. Khi đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ truyền động lực cho nhân viên của mình, để kiến tạo ra một thời kỳ mới. Cái gì mất đã mất rồi, ngồi đó đau đớn cũng chỉ làm cho mình thêm kiệt sức. Chi bằng hãy đứng dậy đi tìm lối ra, thích ứng, bứt phá và kiến tạo!

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bào chế “vaccine tinh thần” tại chuyên mục Chất lượng sống của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713483176 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713483176 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10