Báo động nguồn nước nhiễm mặn ở Hải Phòng

Vũ Lan 23/11/2019 12:05

Độ mặn nước thô tại một số nguồn nước sinh hoạt Hải Phòng có hiện tượng tăng cao đột biến so với năm 2018 và những năm trước đây.

Ngày 18/11/2019, Bệnh viện Đa khoa Kiến An (Hải Phòng) đã cho kiểm tra các cây lọc nước sử dụng cho người bệnh tại các khoa, phòng. Kết quả cho thấy, chỉ số TDS (chỉ số đo tổng lượng chất rắn hòa tan gồm khoáng chất, muối và kim loại) vượt mức quy định. Ngay sau đó, Bệnh viện đã ra thông báo số 1139/TB-HCQT về việc tạm dừng sử dụng máy lọc nước uống cho bệnh nhân từ ngày 18/11 đến khi nguồn nước được đảm bảo.

p/Độ mặn của nguồn nước trong hệ thống An Kim Hải, kênh Chanh Dương và đặc biệt là sông Đa Độ tăng cao đột biến so với năm 2018 và những năm trước đây.

Độ mặn của nguồn nước trong hệ thống An Kim Hải, kênh Chanh Dương và đặc biệt là sông Đa Độ tăng cao đột biến so với năm 2018 và những năm trước đây.

Liên quan đến việc chất lượng nước sinh hoạt bị ảnh hưởng do tăng độ mặn của các nguồn thô, Cty CP cấp nước Hải Phòng đã có báo cáo số 1160/BC-CNHP. Theo báo cáo của Cty cấp nước Hải Phòng, độ mặn của nước thô trong hệ thống An Kim Hải, kênh Chanh Dương và đặc biệt là sông Đa Độ tăng cao đột biến so với năm 2018 và những năm trước đây.

Độ mặn có nơi cao gấp 43 lần so với năm 2018

Qua kiểm tra nước thô có độ mặn tăng cao là do bị nhiễm mặn từ nguồn nước phổ cập. Việc bị nhiễm mặn là một hiện tượng xảy ra theo chu kỳ nhưng hiện nay tần suất đang gia tăng, thời gian giữa các lần xuất hiện ngày càng rút ngắn. Đây là hiện tượng bất thường của việc xâm nhập mặn đang diễn biến ngày càng phức tạp.

Ông Vũ Xuân Hạnh – PGĐ Cty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi An Hải (đơn vị quản lý hệ thống thủy lợi An Kim Hải) cho biết, hiện đang là thời điểm cấp bách về nguồn nước vì bắt đầu vào mùa Đông Xuân, nước mặn đang lên. Từ đầu tháng 11 đến nay qua kiểm tra nước, cho thấy tại cống tả sông Lạch Tray nước mặn đã tới gần cống Ninh Kiều (xã Quốc Tuấn) qua hết các xã An Đồng, Hồng Thái (An Dương). Phía bên sông Cấm nước mặn đã lên tới Đại Bản (An Dương). Nên việc lấy nước từ sông Cấm, sông Lạch Tray vào hệ thống An Kim Hải để phục vụ sản xuất, tưới tiêu rất khó khăn và đang phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước sông Rạng (Kim Thành – Hải Dương).

“Đề lấy nước từ sông Cấm và sông Lạch Tray chúng tôi phải thường xuyên kiểm tra độ mặn, 1 tiếng phải kiểm tra độ mặn 1 lần, nếu độ mặn cho phép dưới 0,2/1000 thì mới lấy nước vào” – ông Hạnh chia sẻ.

Được biết, từ đầu tháng 11/2019 đến nay độ mặn nước thô tại một số nguồn nước sinh hoạt Hải Phòng có hiện tượng tăng cao hơn nhiều lần, có thời điểm vượt quá giới hạn chỉ tiêu về độ mặn được quy định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

Cụ thể, tại trạm Quán Vĩnh (sông Rế) được đo từ ngày 3-7/11/2019, hàm lượng muối (Clorua) là 118,2mg cao gấp 8 lần so với trung bình năm 2018. Cũng từ ngày 3-7/11/2019, tại nhà máy nước Vật Cách (sông Vật Cách) hàm lượng muối là 139,5mg cao gấp 9,2 lần so với trung bình năm 2018. Tại nhà máy nước Vĩnh Bảo (kênh Chanh Dương) vào hai ngày 15 và 16/11 hàm lượng muối là 395mg vượt quá giới hạn theo quy chuẩn cho phép (giới hạn cho phép là 250mg). Vào ngày 17/11/2019, tại nhà máy nước Cầu Nguyệt (sông Đa Độ) hàm lượng muối là 486,4mg cao gấp 43,5 lần so với trung bình năm 2018.

Chất lượng nước vẫn đảm bảo ăn uống, sinh hoạt

Theo Công ty cấp nước Hải Phòng, trong 2 ngày 17 và 18/11/2019 do độ mặn của nguồn nước sông Đa Độ tăng cao, đã gây ra độ mặn trong nước cấp tăng so với bình thường thuộc khu vực cung cấp của Nhà máy nước Cầu Nguyệt và Nhà máy nước Hưng Đạo, bao gồm các quận: Kiến An, Dương Kinh, Đồ Sơn và một số xã thuộc các huyện An Lão, Kiến Thụy… Do vậy, để đảm bảo chất lượng nước phục vụ sinh hoạt, công ty đã tiến hành hạn chế việc cấp nước từ Nhà máy nước Cầu Nguyệt, bổ sung nước cấp từ Nhà máy nước An Dương sang khu vực quận Kiến An. Tuy nhiên việc này cũng chỉ giải quyết được một phần của quận Kiến An khu vực tiếp giáp với trung tâm thành phố.

Có thể bạn quan tâm

  • Mặn tấn công nguồn nước phục vụ sinh hoạt Hải Phòng

    Mặn tấn công nguồn nước phục vụ sinh hoạt Hải Phòng

    18:10, 19/11/2019

  • Báo động ô nhiễm nguồn nước phục vụ sinh hoạt

    Báo động ô nhiễm nguồn nước phục vụ sinh hoạt

    11:05, 14/11/2019

  • Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Mỗi giọt nước sạch chảy qua những công đoạn nào?

    Nhà máy nước mặt Sông Đuống: Mỗi giọt nước sạch chảy qua những công đoạn nào?

    12:03, 12/11/2019

Ông Cao Văn Quý – Phó TGĐ Cty cấp nước Hải Phòng cho biết, chất lượng nước vẫn đảm bảo cho việc ăn uống, sinh hoạt nhưng do độ mặn tăng cao khiến cho nước có vị ngang so với bình thường, gây phàn nàn trong khách hàng, đặc biệt là các khách hàng sử dụng nước để sản xuất công nghiệp có yêu cầu cao về tổng lượng muối… Cty cũng đã có khuyến cáo với khách hàng về hiện tượng độ mặn tăng cao. Hiện, Công ty đang tích cực phối hợp với Cty TNHH MTV Khai thác Công trình Thủy lợi Đa Độ thau đảo nguồn nước để kiểm soát độ mặn, tính đến 10h ngày 18/11/2019, độ mặn trong nước thô tại Nhà máy nước Cầu Nguyệt và Hưng Đạo đã giảm dần về mức quy chuẩn và dự kiến sẽ trở về mức bình thường trong một vài ngày tới.

Ông Đỗ Văn Trãi - Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đa Độ cho biết, tình trạng nguồn nước sông Đa Độ vẫn đảm bảo nhưng chỉ có duy 1 ngày 17/11 độ mặn tăng cao đột biến. Và đến ngày 18/11 độ mặn đã giảm dần về đủ tiêu chuẩn cho phép.

Nói về nguyên nhân độ mặn tăng cao trong ngày 17/11, ông Trãi cho biết thêm, hệ thống thủy lợi của Hải Phòng nói chung và sông Đa Độ nói riêng chịu ảnh hưởng bởi vùng triều, nước biển dâng cao, thẩm thấu gây mặn cục bộ. Hơn nữa, năm nào vào vụ Đông Xuân, chúng tôi cũng thau đảo nguồn nước nhưng năm 2018 trên sông Đa Độ có 7 cống phải đóng đến tháng 5, tháng 6/2019 nên việc thau đảo không thực hiện được, có thể đó là nguyên nhân gây mặn cục bộ. Còn để biết chính xác nguyên nhân phải mời các nhà khoa học vào kiểm tra, nghiên cứu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Báo động nguồn nước nhiễm mặn ở Hải Phòng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO