Bao giờ cho doanh nghiệp vay online?

Lê Mỹ 30/05/2020 15:00

Nhiều ngân hàng đã giới thiệu rầm rộ dịch vụ, sản phẩm cho vay online đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả trên thực tế chưa cao.

Các chuyên gia cho rằng, ngành ngân hàng vẫn phải chờ đợi những nền tảng số lẫn khung pháp lý để tạo thiết chế, khung “cứng” và “mềm” cho hoạt động cho vay online đối với doanh nghiệp.

br class=

TPBank phê duyệt chủ trương vay vốn chỉ sau 8h làm việc, với những hồ sơ tài chính trích xuất trực tiếp trên MISA SME.NET”.

Thực trạng “cho vay online”

Tại TPBank, ngân hàng có nhiều tiên phong trong đầu tư chuyển đổi số, có sản phẩm vay online dành cho doanh nghiệp, được giới thiệu là “đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho các doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán MISA SME.NET, đặc biệt không cần tài sản đảm bảo. TPBank phê duyệt chủ trương vay vốn chỉ sau 8h làm việc, với những hồ sơ tài chính trích xuất trực tiếp trên MISA SME.NET”.

Tại hội thảo “Ngân hàng số và Thanh toán Điện tử: Gợi mở từ khủng hoảng COVID-19” do DĐDN tổ chức vừa qua tại Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP MISA cho biết MISA đang hợp tác với một ngân hàng thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có thể vay được vốn ngân hàng qua đánh giá tín nhiệm, chỉ trong thời gian vài giờ đồng hồ, thay vì mất vài tháng như hiện nay.

br class=

MISA SME.NET 2017 là phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ kế toán.

“Để có được bức tranh tổng thể về sức khỏe doanh nghiệp, giúp ngân hàng ra quyết định ngay về việc cho vay hay không, thì không chỉ dựa trên các thông tin trên phần mềm kế toán là đủ, mà cần thêm rất nhiều thông tin cả tài chính và phi tài chính từ các nguồn khác nữa. Cần có các hành lang pháp lý cũng như nhiều doanh nghiệp trung gian làm dịch vụ cung cấp các nguồn thông tin này”, lãnh đạo MISA cho biết.

Điểm chung, hết sức rõ ràng ở hầu hết các sản phẩm được ngân hàng giới thiệu cho doanh nghiệp vay online là ngay cả việc kết nối với phần mềm kế toán chỉ định hay thông qua một cổng, thiết kế một kênh riêng như OCB triển khai SME E-Lending cho DNNVV qua msme.ocb.com.vn, thì nỗ lực cung cấp sản phẩm này cũng chỉ dừng ở mức giúp tinh giản bớt thời gian đi lại đến ngân hàng, cung cấp các hồ sơ thủ tục của doanh nghiệp. Việc phê duyệt online cũng lưu ý bốn chữ là “phê duyệt chủ trương”, chứ không phải duyệt thông qua, đồng ý hồ sơ vay, ký kết để đi đến giải ngân cho doanh nghiệp.

  Một số ngân hàng đã triển khai cho vay online đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phê duyệt online mới chỉ dừng ở chủ trương, chứ không phải là duyệt hồ sơ,  ký kết để đi đến việc giải ngân cho doanh nghiệp.

Cần đa pháp lý, đa nền tảng

TS. Huỳnh Trung Minh, chuyên gia ngân hàng, cho rằng với thực trạng về công nghệ số trong nền kinh tế hiện nay, những nỗ lực của ngành ngân hàng để chuyển đổi số đang đi trước và hé mở tương lai của giao dịch tài chính ngân hàng số hoàn toàn.

Theo ông Minh, có hai yếu tố cơ bản cần cho nền tảng dữ liệu của nền kinh tế số: Thứ nhất, cơ sở dữ liệu quốc gia – bao gồm mã định danh cá nhân của từng người dân được xác định. Tín nhiệm công dân sẽ được xác lập gắn với mã số định danh của từng người và điều đó sẽ không chỉ tạo thuận lợi cho mọi giao dịch thanh toán điện tử, mà còn cho cả vay online cá nhân (hiện đã được triển khai) và tiến đến cho vay online doanh nghiệp.

Thứ hai là chữ ký điện tử. Việt Nam đã có Nghị định về chữ ký điện tử, chữ ký số và chứng thư số từ 2018, nhưng chủ yếu áp dụng trong các giao dịch có tính thủ tục hành chính với các cơ quan Nhà nước.

“Chúng ta đã bắt đầu tính đến các nền tảng ở bước… sơ khởi, trong khi cũng chưa thể tính đến tiếp cận tài sản doanh nghiệp, “định danh” và định giá các tài sản của doanh nghiệp để tạo cơ sở dữ liệu cho vay online. Khác với cho vay tiêu dùng trị giá nhỏ, lãi suất cao hơn và tỷ lệ rủi ro chấp nhận được cao hơn, cho vay doanh nghiệp có độ phức tạp và đòi hỏi sự thận trọng với hồ sơ thẩm định cho vay lớn hơn. Ngoài ra, giao dịch với ngân hàng ở thời điểm hiện tại vẫn luôn cần chữ ký “sống” và giấy tờ bản “cứng”. Do đó, dù phần lớn thủ tục được thực hiện online nhưng cuối cùng vẫn phải có ít nhất một lần doanh nghiệp và đại diện ngân hàng trực tiếp gặp nhau”, ông Minh nói.

Có thể bạn quan tâm

  • DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH TUẦN TỪ 18- 23/5: Cơ hội thúc đẩy ngân hàng số và thanh toán điện tử

    DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH TUẦN TỪ 18- 23/5: Cơ hội thúc đẩy ngân hàng số và thanh toán điện tử

    11:30, 24/05/2020

  • "Bùng nổ" ngân hàng số, thanh toán điện tử nhìn từ đại dịch COVID-19

    02:30, 24/05/2020

  • “Mở lối” phát triển ngân hàng số và thanh toán điện tử

    “Mở lối” phát triển ngân hàng số và thanh toán điện tử

    11:30, 23/05/2020

  • GÓC NHÌN TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Vừa chạy vừa xếp hàng với ngân hàng số

    GÓC NHÌN TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Vừa chạy vừa xếp hàng với ngân hàng số

    06:45, 23/05/2020

  • Ngân hàng số - gợi mở từ COVID-19

    Ngân hàng số - gợi mở từ COVID-19

    11:10, 21/05/2020

  • Cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho ngân hàng số

    Cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho ngân hàng số

    06:15, 21/05/2020

Triển vọng vay vốn trực tuyến

Khi đăng ký vay online, doanh nghiệp chỉ cần khai báo thông tin, gửi hồ sơ, nhưng cuối cùng vẫn phải gặp gỡ trực tiếp ngân hàng. Quy trình cần thời gian giải quyết hồ sơ từ 1 – 2 tuần. Mô hình này rất ổn cho các khoản vay từ 1 – 3 tỷ đồng, nhưng chưa hiệu quả về mặt chi phí khi áp dụng cho các doanh nghiệp vay chỉ vài trăm triệu đồng.

Giả định nhu cầu vay tín chấp vài trăm triệu đồng của doanh nghiệp là có, với dung lượng thị trường đủ hấp dẫn, thì việc thiết kế quy trình riêng cho phân khúc này là hợp lý. Trong đó, việc thẩm định doanh nghiệp có thể làm gần như online toàn bộ, từ xác minh danh tính (qua hoá đơn điện nước, hình ảnh cá nhân, chia sẻ vị trí,…) đến đánh giá hồ sơ pháp lý qua cổng thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thuế; đánh giá tài chính dựa trên Báo cáo tài chính nộp thuế xuất từ iTaxViewer có chữ ký điện tử, sao kê tài khoản ngân hàng; và báo cáo tín dụng từ Trung tâm tín dụng Quốc gia NHNN.

Sau khi cấp hạn mức vay vốn, việc ký hợp đồng có thể thực hiện online bằng chữ ký điện tử, và giải ngân chuyển khoản dựa trên lịch sử giao dịch với các nhà cung cấp trên sao kê của khách hàng.

Về phía khách hàng, khi niềm tin và sự minh bạch được lan toả, kèm theo sự hỗ trợ của đội ngũ nhân sự ngân hàng am hiểu công nghệ, thì xu hướng sử dụng dịch vụ tín dụng từ off-line sang online là khó đảo ngược.

Nhìn về thành công của các ngân hàng với quy trình linh hoạt cấp thẻ tín dụng cho các khách hàng đã có thẻ tín dụng tại Citibank, HSBC,… và các NEO Bank đi đầu trong khu vực, chúng ta có thể tin tưởng rằng doanh nghiệp Việt Nam sẽ sớm được vay vốn tín chấp hoàn toàn online từ các ngân hàng Việt.

NGUYỄN THANH VŨ
Đồng sáng lập CTCP Micro Fund

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bao giờ cho doanh nghiệp vay online?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO