Bao giờ hết bệnh “có tiền mà không biết tiêu”?

Diendandoanhnghiep.vn “Có tiền mà không biết tiêu”, không để đồng tiền phát huy tác dụng là có lỗi với dân, với nước.

Giải ngân

Việc giải ngân vốn đầu tư công diễn ra quá chậm.

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025. Tổng dự toán vốn nước ngoài được giao từ nguồn ngân sách trung ương theo Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 21-12-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021 cho các bộ, ngành là 16.636,75 tỷ đồng.

Và 1.253 tỉ đồng - Đó là số tiền đã giải ngân vốn nước ngoài được Bộ Tài chính vừa đưa ra tính đến ngày 10/6. Có nghĩa rằng, suốt hơn 5 tháng qua, chúng ta mới chỉ tiêu được có 7,53% so với dự toán được giao. Không phải là quá chậm nữa mà là chậm đến mức… ì ạch.

Có nhiều lý do để “bào chữa” cho kết quả này. Đó là, quý I có thời gian trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài nhiều ngày; dịch COVID-19 bùng phát ở một số địa phương; các đơn vị tập trung hoàn thiện hồ sơ thanh toán, giải ngân vốn đầu tư công của năm 2020 và làm thủ tục kéo dài kế hoạch vốn sang năm 2021... Chưa kể, những khó khăn trong giải phóng mặt bằng vẫn luôn là cản trở rất lớn kéo chậm việc triển khai các dự án...

Chuyên gia kinh tế - tài chính Đinh Trọng Thịnh cho rằng, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong quý I-2021 ở mức thấp là “điệp khúc” thường thấy, bởi các dự án mới phải mất thời gian hoàn tất thủ tục trước khi triển khai. Đây cũng là thời điểm Tết Nguyên đán có kỳ nghỉ dài, lại thêm ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Thế nhưng lỗi đâu phải tất cả do COVID-19! Con số đây: Bộ GTVT giải ngân đạt 14,46%. Bộ NNPTNT thậm chí đạt 18,59%. Trong khi 8/13 bộ, ngành vẫn chưa giải ngân được xu nào. Không lẽ COVID-19 không ảnh hưởng đến hai bộ này?!

Theo đó, đây không phải là tình hình mới. Việc ngâm vốn đầu tư công đã tồn tại nhiều năm qua và năm nay tiếp tục gia tăng mức báo động. Đó chính là hiện tượng “có tiền không biết cách tiêu” và nó đã trở thành thực trạng. 

V

Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công gây ra rất nhiều hệ luỵ

Rõ ràng, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công gây ra rất nhiều hệ lụy, nhiều hậu quả lớn.

Thứ nhất, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế do yếu tố vốn là một trong những yếu tố quan trọng của tăng trưởng GDP.

Thứ hai, vốn đầu tư công là một trong những nguồn lực của các dự án lớn, những hạ tầng quan trọng, cho nên khi bị chậm cũng sẽ kéo lùi các dòng vốn đối ứng khác của tư nhân, của nước ngoài, ảnh hưởng huy động vốn xã hội nhưng đồng thời ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, giảm niềm tin của các nhà đầu tư và nhà tài trợ.

Thứ ba, gây lãng phí lớn khi tiền nằm ở đó mà Chính phủ phải trả thêm chi phí vốn. Thứ tư, doanh nghiệp, chủ đầu tư phải gánh chịu chi phí bị đội lên, việc làm giảm đi, nợ nần tăng thêm và uy tín làm ăn giảm sút, mất cơ hội cho các doanh nghiệp…

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi còn đảm nhiệm chức Phó Thủ tướng, đã từng xác nhận trước Quốc hội, rằng: “Chúng ta có tiền mà không tiêu hết được, đó chính là nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế không đạt như kỳ vọng”.

Còn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi còn ở vị trí Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ ra nguyên nhân: “Phải tìm cho ra được nguyên nhân chủ quan là chính chứ không phải đổ cho khách quan là chính, để chúng ta có tinh thần trách nhiệm trước nhân dân về sử dụng vốn đầu tư Nhà nước trong sự phát triển ngành, địa phương của mình”. Thậm chí, ông còn chỉ rõ, là do “bệnh quan liêu, không chịu đi sát, không giải quyết công việc đặt ra và chỉ nói chung chung”.

Có thể nói, tình trạng trì trệ giải ngân vốn đầu tư công đã trở thành căn bệnh trầm kha, cần phương thuốc đặc trị cơ bản và hữu hiệu. Thuốc điều trị căn bệnh “không biết tiêu tiền” ấy, không chỉ thúc đẩy hoàn thành chỉ tiêu thi đua thường niên, mà còn góp phần hoàn thiện thể chế, kiến tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế đất nước. 

Vì thế, việc chấm dứt tình trạng trì trệ trong giải ngân vốn đầu tư công cần phải tháo bỏ dây trói cụ thể nào; Cần phải bổ sung, điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật gì liên quan, thì đó là nhiệm vụ “bắt mạch, tham mưu trị bệnh” của các bộ, ngành, cùng với trách nhiệm phản hồi tích cực từ các địa phương trên cả nước.       

Bởi vì, hơn bao giờ hết, các dự án đầu tư công được kỳ vọng trở thành giải pháp kích cầu đầu tư xã hội, duy trì đà tăng trưởng nền kinh tế, tạo ra hàng triệu công ăn việc làm cho người dân thoát khó khăn lúc này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bao giờ hết bệnh “có tiền mà không biết tiêu”? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711633397 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711633397 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10