Bao giờ sông Nhuệ, sông Đáy trong xanh trở lại?

Diendandoanhnghiep.vn Câu hỏi này do đại biểu Trần Tất Thế (Hà Nam) chất vấn Bộ trưởng TNMT trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay (30/10).

Mở đầu phiên chất vấn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, vấn đề chất vấn là vấn đề Quốc hội, UBTVQH đã chất vấn và có các Nghị quyết. Qua báo cáo thấy tinh thần trách nhiệm giải quyết của Chính phủ và các cơ quan liên quan rất nghiêm túc. Có việc sửa được ngay, có việc cần sửa chính sách pháp luật và có việc cần thời gian. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Đại biểu chất vấn trên tinh thần thẳng thắn, chia sẻ và trên không khí dân chủ chia sẻ khó khăn với các cơ quan chức năng trong lĩnh vực của mình phụ trách, đặc biệt là nhấn mạnh giải pháp, nhất là trách nhiệm người đứng đầu.Quốc hội có 121 đại biểu đăng ký chất vấn.

Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Tất Thế (Hà Nam) chất vấn Bộ trưởng TNMT về việc khắc phục ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy (Bộ hứa giải quyết sau 5 năm, bây giờ vẫn chưa sạch), Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà cho biết: "Mong muốn của đại biểu, nhân dân và tôi là giải quyết ô nhiễm các sông sớm được tốt nhất. Thời gian tôi nói sau 5 năm để dòng sông trở lại như xưa là vì quan điểm xử lý dòng sông liên tỉnh thì phải xử lý tại nguồn".

Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà

Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, trên thực tế các dòng sông này liên quan đến cá địa phương như Hà Nội thì nguồn nước chưa xử lý, rồi từ Hoà Bình chảy về Hà Nam thì cho thấy trách nhiệm của địa phương. Hà Nội có đề án tổng thể, trong đó có sông Nhuệ, Đáy. Tuy nhiên cơ chế phối hợp chưa hiệu quả, nguồn lực chưa bố trí được.

"Tôi đã kiến nghị việc xử lý Nhà nước chịu trách nhiệm ở góc độ chính quyền địa phương đánh giá nguồn thải và mô hình xử lý. Hà Nội hiện có nhiều mô hình xử lý, tập trung vào nước thải sinh hoạt. Nếu tính toán chi phí của Nhà nước và của người dân, từ người sản xuất thì hoàn toàn tính toán xã hội hoá để xử lý. Nhiều doanh nghiệp muốn vào nhưng việc lựa chọn đối tác công tư và thủ tục đấu giá không khác gì nguồn vốn Nhà nước nên cũng làm chậm xã hội hoá. Thời gian tới cần gắn trách nhiệm cụ thể của địa phương, tiến hành xã hội hoá thì mới giải quyết được". - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Liên quan đến chất vấn về tình hình tiếp công dân còn xa so với mong đợi của Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội), Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ đã có giải pháp tăng cường trong năm nay. Các địa phương cũng đẩy mạnh công tác này. Tình hình giải quyết có thuyên giảm, số liệu cho thấy số đơn khiếu nại và vụ việc có tăng, số đoàn đông người không tăng so với 2017. 

Thanh tra Chính phủ với chức năng của mình tham mưu đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có tuyên truyền phổ biến pháp luật, hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại. Thanh kiểm tra để chấn chỉnh, phối hợp ban ngành, tổ chức trong hệ thống chính trị để giải quyết một cách hiệu quả. Giải pháp đột phá là phải tiếp, giải quyết dứt điểm vụ việc, yêu cầu khiếu nại từ cơ sở.

Đối với chất vấn của Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) về giải quyết nhà ở cho đối tượng có công, người nghèo đã có sự tích cực nhưng nhà ở công nhân còn khiêm tốn? Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Hà cho biết, vừa qua các cấp các ngành địa phương thực hiện được 3,8 triệu m2 nhà ở cho công nhân và nhà ở xã hội, trong đó có 1,8 triệu m2 cho hộ nghèo đô thị. Tuy cố gắng nhiều nhưng so với yêu cầu thì còn thấp vì yêu cầu là 10 triệu m2 theo chiến lược nhà ở quốc gia. Cung cầu nhà ở này là đang gay gắt, thiếu.

Chính phủ ban hành chỉ thị 03 về giải pháp thúc đẩy nhà ở, trọng tâm là nhà ở cho công nhân khu công nghiệp và nhà ở đô thị. Nếu thực hiện tốt chỉ thị với nhiệm vụ giải pháp cụ thể này thì chắc có chuyển biến mới trong đáp ứng nhà ở.

Thủ tướng cũng đã phê duyệt đề án xây dựng thiết chế công đoàn, trong đó có nhà ở cho công nhân. Làm tốt cái này thì có sự chuyển biến mới.

"Giải pháp đột phá là bố trí đủ vốn theo quy định của luật để hỗ trợ người vay mua nhà, trong đó có công nhân. Kế hoạch đầu tư trung hạn mới bố trí chưa đầy 1.200 tỷ, trong khi đó nhu cầu thực tế là khoảng 9.000 tỷ đồng. Các đối tượng như công nhân mong muốn có khoản này hỗ trợ để nâng cao khả năng thanh toán thuê mua nhà. Mong Quốc hội quan tâm, Chính phủ cũng đã dự kiến bố trí 2.000-3.000 tỷ vốn dự phòng hàng năm". - Bộ trưởng Trần Hồng Hà thông tin thêm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bao giờ sông Nhuệ, sông Đáy trong xanh trở lại? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711707000 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711707000 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10