Bạo lực sân cỏ: Lỗi tại ai?

Diendandoanhnghiep.vn Chấn thương của Đỗ Hùng Dũng một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tính chuyên nghiệp, kỷ luật của bóng đá Việt Nam.

Bóng đá Việt Nam đang nỗ lực xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp

Bóng đá Việt Nam đang nỗ lực xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp

Một chiều cuối tuần cách đây 6 năm, làng thể thao quốc nội rúng động sau cú vào bóng quá đà của Quế Ngọc Hải (SLNA) khiến Anh Khoa (SHB Đà Nẵng) gãy ống đồng, Khoa giải nghệ sau đó không lâu, Hải ăn năn ray rứt.

Sự cố năm có là bài học xương máu đối với những cầu thủ mang chiếc đầu nóng ra sân, tưởng chừng nó sẽ không bao giờ lặp lại. Thế nhưng tiền vệ Ngô Hoàng Thịnh (TPHCM) một lần nữa dẫm phải vết xe đổ khi vào bóng song phi với Đỗ Hùng Dũng (HNFC).

Cú va chạm rợn người, cầu thủ Hà Nội gãy chân rời sân cấp cứu tức thì, không ai dám chắc Dũng có thể tiếp tục sự nghiệp quần đùi áo số. Bóng đá Hà Nội có thể mất đi trụ cột, tuyển Việt Nam nguy cơ thiệt hại chốt chặn vững chãi ở hàng phòng ngự.

Đối kháng và chấn thương là một phần không thể thiếu trong bóng đá, thậm chí sau những va chạm định mệnh cầu thủ mất hết sự nghiệp, không ít trường hợp giải nghệ trong tức tưởi khi tuổi đời, tuổi nghề đang độ chín.

Hoàng Thịnh chưa bao giờ được biết đến là mẫu cầu thủ thích dùng võ lực, có thể thoáng chốc thiếu kiềm chế đã biến anh thành tội đồ. Nhưng chẳng may cho anh là đã phạm phải một trong những điều tối kỵ trong bóng đá. Nhất là trong bối cảnh nền túc cầu Việt Nam nỗ lực xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, quyến rũ trong mắt bạn bè quốc tế.

Nếu nói về mức độ nguy hiểm, giải quốc nội V-League xứng đáng được liệt vào một trong những giải đấu khắc nghiệt nhất hành tinh - chẳng phải vì độ máu lửa hình thành trên nền tảng chuyên nghiệp, mà đáng buồn là tính vô kỷ luật của cầu thủ, “vấn đề trọng tài”.

Ở V-League, cầu thủ nhiều khi tỏ thái độ bất tuân trọng tài nếu thấy không ưng ý; cả đội có thể rút hết khỏi sân nếu thấy bị xử oan; cầu thủ sẵn sàng lao vào nhau ăn thua đủ,…

Sau khi hình ảnh phi thể thao trong trận Hải Phòng và SHB Đà Nẵng (2019) phát trên diễn đàn Reddit hàng đầu thế giới, một người xem đã bình luận: “Giao lưu võ thuật khiếp đảm giữa Hải Phòng và Đà Nẵng, hai thẻ đỏ cho Tiến Dụng và Hữu Phúc”.

Cũng phải thấy rằng, từ khi học viện HAGL-JMG trình làng lứa cầu thủ đầu tiên, bóng đá Việt Nam như được thổi thêm làn gió mát, họ chơi bóng và thượng tôn kỷ luật đúng nghĩa. Quân bầu Đức nhiều khi thua tan tành, nhưng vẫn đọng lại dấu ấn không thể thể phai mờ trong lòng người hâm mộ, không một khán giả nào đánh giá thấp họ về mức độ fairplay.

Tính huống dẫn đến chấn thương của Đỗ Hùng Dũng

Tính huống dẫn đến chấn thương của Đỗ Hùng Dũng

Kết quả ở đây là gì? Đó chính là đầu tư bài bản cho con người chơi bóng, từ giáo dục văn hóa, nhân cách, đạo đức, kỹ năng ứng xử truyền thông cũng như trên sân cỏ. Thái độ chơi bóng của HAGL khác với phần còn lại. Quả ngọt từ doanh nhân Đoàn Nguyên Đức có lẽ không cần nói nhiều.

Bê bối bán độ trong bóng đá Việt Nam từ Seagame tại Philiippines, hầu hết phạm nhân - cầu thủ ấy không được đào tạo bài bản, họ hầu hết trưởng từ bóng đá làng quê, thành danh trong môi trường bóng đá kém chuyên nghiệp, nên không đủ bản lĩnh cưỡng lại cám dỗ của đồng tiền khi đặt bên cạnh danh dự quốc gia, dân tộc.

“Thượng bất chính ắt hạ tắc loạn”, bầu Đức là người nói rất nhiều về những bất cập trong thượng tầng điều hành bóng đá Việt Nam, từ Liên đoàn bóng đá (VFF), đến Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp.

Và có những câu hỏi thẳng mà ông Lê Hùng Dũng, nguyên Chủ tịch VFF cúi mặt lặng im. Đó chính là sai trái, thậm chí bê bối của trọng tài, Ban kỷ luật giải - những người cầm cân nảy mực. Kém minh bạch, thiếu chuyên nghiệp dẫn đến cơ chế “xin cho” chân giò chai rượu, đó là môi trường sinh ra thứ bóng đá phi thể thao.

Ở giải Ngoại hạng Anh, trọng tài bị xử lý rất nghiêm khắc khi phạm sai lầm. Mike Dean vị vua áo đen nổi tiếng nhất Anh bị đày xuống bắt giải hạng nhất vì có nhiều quyết định tranh cãi, David Coote bị đẩy lên ngồi bàn nước do rút thẻ đỏ quá tay!

Giá trị của nền bóng đá được đo đếm ở mức độ chuyên nghiệp, ở đó mỗi cầu thủ, mỗi đội bóng phải cạnh tranh khốc liệt để được thăng hạng, kèm theo là thu nhập, danh tiếng. Chứ không phải như V-League năm nào cũng lo phay pháy vì sợ có đội bỏ giải!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bạo lực sân cỏ: Lỗi tại ai? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711700293 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711700293 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10