Bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông: Việt Nam thực thi quyền của thành viên UNCLOS

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi hợp pháp ở Biển Đông bằng các biện pháp mà luật pháp quốc tế cho phép.

Mới đây, Việt Nam đã đề cử các trọng tài viên và hòa giải viên nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung (thứ ba từ trái qua) cùng các chuyên gia được đề cử vào danh sách trọng tài viên và hòa giải viên theo UNCLOS 1982 hôm 27-7-2020 - Ảnh: TG&VN

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung (thứ ba từ trái qua) cùng các chuyên gia được đề cử vào danh sách trọng tài viên và hòa giải viên theo UNCLOS 1982 hôm 27/7/2020 - Ảnh: TG&VN

Theo đó, quyết định đề cử trọng tài viên và hòa giải viên theo UNCLOS 1982 đã được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung trao cho 4 hoà giải viên là ông Phạm Quang Hiệu, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Đại sứ Huỳnh Minh Chính, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao; Đại sứ Nguyễn Thị Thanh Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao và Đại sứ Nguyễn Quý Bính, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, nguyên Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao.

Các trọng tài viên được đề cử bao gồm PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao, Học viện Ngoại giao, thành viên Ủy ban Pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia; PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Học viện Ngoại giao; TS. Nguyễn Đăng Thắng, Vụ trưởng, Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao, thành viên Tòa trọng tài thường trực quốc tế và PGS. Robert Beckman, Giám đốc Chương trình Luật và Chính sách Đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore.

Biển Đông đang ngày càng nhận được sự quan tâm chung của nhiều nước trong và ngoài khu vực. Xuất phát từ nhận thức chung, lợi ích chung là hòa bình ổn định an ninh khu vực, đặc biệt là tôn trọng tự do hàng hải và tự do hàng không tại Biển Đông là vấn đề cực kỳ quan trọng của khu vực và của tất cả các nước, các quốc gia đều mong muốn cùng chung tay đóng góp để đảm bảo mục tiêu này.

Tính riêng khoảng 4 tháng gần đây, Trung Quốc liên tiếp có các hành động đơn phương trên biển Đông, đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực như tiến hành tập trận quanh quần đảo Hoàng Sa, công bố thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam), công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” cho 80 thực thể ở Biển Đông… Gần đây nhất, Trung Quốc tuyên bố đã cuộc tập trận từ ngày 23-29/8 với phạm vi bao gồm một phần thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này chiếm đóng trái phép.

Hải quân Trung Quốc gần đây có nhiều động thái gây căng thẳng tại Biển Đông. Ảnh: CHINAMIL

Hải quân Trung Quốc gần đây có nhiều động thái gây căng thẳng tại Biển Đông. Ảnh: CHINAMIL

Những hành động này của Trung Quốc gây bất bình và phản ứng mạnh mẽ trong dư luận quốc tế. Australia khẳng định tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ tự do hàng hải tại Biển Đông và duy trì một lập trường “rất kiên định” về vấn đề này. Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm 16/7 cho biết sẽ tiếp tục có hành động, tuyên bố cùng sáng kiến riêng của mình. Bộ Quốc phòng Philippines ra thông cáo khẳng định ủng hộ mạnh mẽ lập trường của cộng đồng quốc tế rằng cần phải có một trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông.

Trong thông cáo, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana kêu gọi chính phủ Trung Quốc tuân thủ các phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) năm 2016, tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà nước này cũng là một bên tham gia ký kết.

Tại Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, huỷ bỏ và không tái diễn vi phạm tương tự. Đồng thời khẳng định: "Quan điểm nhất quán của Việt Nam là mọi hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà không được Việt Nam cho phép là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, không có lợi cho hoà bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng không và hàng hải trên Biển Đông".

Với lần đề cử các trọng tài viên và hòa giải viên nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên UNCLOS 1982 hồi cuối tháng 7 vừa qua, Việt Nam thêm môt lần nữa khẳng định: Việt Nam rất quan tâm đến phương diện pháp lý trong vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Liên quan đến vấn đề này, Đại sứ Việt Nam tại Singapore Tào Thị Thanh Hương nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đề cử một người nước ngoài cho vị trí quan trọng này. "Điều này khẳng định không chỉ sự công nhận đối với kiến thức và kinh nghiệm của ông Beckman mà còn với sự vô tư và sự ủng hộ dành cho các  giải pháp xử lý tranh chấp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế", đại sứ Tào Thị Thanh Hương nói.

Trao đổi với Tuổi trẻ, GS.TS James Kraska (Trung tâm luật quốc tế Stockton, Đại học Hải chiến Mỹ) cho rằng Việt Nam, cũng như toàn bộ các bên đã ký UNCLOS 1982, có thể đề cử trọng tài viên nhằm lựa chọn cho một vụ kiện trong tương lai. Việc Việt Nam chỉ định một nhóm trọng tài cho thấy, đất nước này đang rất lưu ý đến việc thực thi quyền của mình trên tư cách một thành viên UNCLOS.

Tính đến thời điểm này đã có 46 nước tiến hành đề cử trọng tài viên và hòa giải viên nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên UNCLOS. Trong các nước ASEAN, Việt Nam là nước thứ tư đề cử các chuyên gia vào danh sách trọng tài viên, hòa giải viên theo UNCLOS, sau Indonesia, Singapore và Thái Lan.

Việc này cho thấy, Việt Nam rất ủng hộ trình tự pháp lý dựa trên quy tắc được quy định trong UNCLOS 1982 và các thủ tục trong UNCLOS để giải quyết tranh chấp theo đường lối hòa bình giữa các quốc gia thành viên, xung quanh việc giải thích và áp dụng các điều khoản của công ước. Đúng như lời nhận xét của TS Kraska trên báo Tuổi trẻ: "Việt Nam đã hành động có chủ đích và phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam đã chứng tỏ sự hiện diện ổn định ở Biển Đông". 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông: Việt Nam thực thi quyền của thành viên UNCLOS tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713537766 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713537766 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10