Bất bình đẳng trong liên kết 6 "nhà"

VŨ VINH PHÚ, NGUYÊN CHỦ TỊCH HỘI SIÊU THỊ HÀ NỘI 15/10/2020 14:18

Hàng hoá của nhà nông vào nhà doanh nghiệp có nhiều bất cập. Do đó, mấu chốt thành công của liên kết 6 nhà nhất thiết phải có những “bà đỡ” từ Chính phủ.

Là một trong những trụ cột của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nông nghiệp đang là điểm sáng trong nhóm ngành tăng trưởng mạnh về xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay thương hiệu của nông sản Việt vẫn chưa thực sự tạo được vị thế trên thị trường thế giới.

80% hàng nông sản vào siêu thị là phải ký gửi, rõ ràng, siêu thị đang

80% hàng nông sản vào siêu thị phải ký gửi, rõ ràng, siêu thị đang "chiếm dụng vốn" rất "hợp lý".

Siêu thị "chiếm dụng vốn"

Nguyên nhân mấu chốt của tình trạng này là bởi mối quan hệ liên kết trong 6 nhà còn không ít vướng mắc cần giải quyết.

Cụ thể, thời gian qua, những kết nối này còn mang tính tự phát, chưa được tổ chức chặt chẽ, kết nối cơ học là chính và chỉ ở những địa phương có thế mạnh về xúc tiến thương mại và sản xuất, còn lại chưa thực sự rõ rệt. 

Trong khi đó, hàng hoá nông sản của nhà nông vào nhà doanh nghiệp có nhiều bất cập. Ngoài tỷ lệ chiết khấu cao, có những kênh phân phối, đặc biệt là siêu thị với thế "áp đảo" của mình còn thực hiện thanh toán chậm 3 tháng với bà con nông dân sản xuất các sản phẩm nông nghiệp.

Thậm chí như cá sạch ở Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội theo như các phương tiện truyền thông phản ánh thì nhà phân phối đi xem đã nói cá rất tốt rồi. Thế nhưng lại mua bằng với giá cá không sạch, chiết khấu 30% và 3 tháng sau mới thanh toán. Bằng cách thức này, 80% hàng nông sản vào siêu thị là phải ký gửi, rõ ràng, siêu thị đang "chiếm dụng vốn" rất "hợp lý".

Chưa kể, còn rất nhiều vấn đề nhiêu khê trong việc phân phối hàng hóa qua các siêu thị. Đơn cử như một lô miến vào siêu thị còn phải mất 20 triệu phí tạo mã. 3 tháng sau chưa nhập hàng và yêu cầu rất nhiều thủ tục khác. Tuy nhiên, không phải siêu thị nào cũng như thế. Hiện vẫn còn những siêu thị rất tốt như Hapro, cùng một lô miến như trên chỉ chiết khấu chỉ 17%, bằng 1 nửa của siêu thị khác và 7 ngày nhập hàng. Hay như Vinmart chiết khấu 0% trong vòng 1 năm cho những nhà thực phẩm tươi sống. 

Liên kết thời đại số

Mối liên kết 6 nhà là yêu cầu không mới, tuy nhiên để thực hiện hiệu quả tạo dựng chuỗi liên kết bền vững cần tận dụng bối cảnh của thời đại 4.0, của kinh tế số và công nghệ thông tin. Với ưu thế nổi trội của thương mại điện tử là không phân biệt không gian và thời gian, chi phí thấp, giao dịch tiện lợi, độ phủ rộng, nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam ngày càng được đào tạo một cách bài bản và phát triển rất nhanh về mặt số lượng. Rõ ràng việc kết nối thông qua thương mại điện tử hiện nay và trong tương lai sẽ có những triển vọng rất sáng.

Bán

Kết nối 6 nhà trong tiêu thị nông sản thông qua thương mại điện tử hiện nay và trong tương lai sẽ có những triển vọng rất sáng sủa.

Nền tảng của thương mại điện tử chúng ta đã có, thống kê của Hiệp hội TMĐT cho thấy, đã có 84% doanh nghiệp và có đơn hàng và đặt hàng qua email, 48% doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua mạng xã hội. Qua những số liệu trên cho ta thấy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã biết sử dụng công cụ TMĐT để kết nối với nhau ngày càng hiệu quả hơn. Đã đến lúc chúng ta phải đặt vấn đề để giải bài toán kết nối một cách hiệu quả hơn, vững chắc hơn, nhân văn hơn, đúng pháp lý hơn.

Thứ nhất, cần phải kết nối bằng cái tâm của các doanh nghiệp và các cá nhân tổ chức kinh doanh trên thị trường: hàng hóa sản xuất ra và tiêu thụ trên thị trường đều phải trả lời được câu hỏi là mình sản xuất kinh doanh để phục vụ cho ai? Đã đem lại những lợi ích và hiệu quả thiết thực cho người tiêu dùng và cho xã hội? Không vì lợi nhuận mà tổ chức sản xuất kinh doanh dẫn tới vi phạm pháp luật và quyền lợi người tiêu dùng.

Điều quan trọng là hàng hóa giao dịch phải đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm và mức giá hợp lý được xã hội chấp nhận. Cái tâm của người sản xuất kinh doanh còn thể hiện ở chỗ, khi giao dịch mua bán với nhau, dù trực tiếp hay kinh doanh qua mạng cũng đều phải biết mình, biết người, không giành hết phần lớn lợi nhuận cho mình và đem lại thua thiệt cho đối tác. Kiên quyết không sản xuất kinh doanh những mặt hàng cấm, hàng giả, hàng kém phẩm chất, làm thiệt hại cho người tiêu dùng. Sản xuất kinh doanh phải kiên quyết khắc phục những câu chuyện về những đơn vị có thể mạnh về quy mô bán lẻ và thương hiệu để ép cấp, ép giá, ép chiết khấu của nhà cung ứng, của nhà sản xuất gửi niềm tin vào siêu thị để xây dựng thương hiệu của mình một cách bền vững.

Kết nối “có tâm” chính là làm sao rau sạch, thịt sạch đang sản xuất ngày càng lớn về khối lượng trên thị trường được đứng trên kệ các siêu thị, và các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, các chợ truyền thống, tránh tình trạng như hiện nay mới có khoảng 5-7% rau sạch, thịt sạch tiêu thụ ở các siêu thị còn lại phải bán trôi nổi ở ngoài thị trường, không được tổ chức chặt chẽ và người sản xuất không thu được giá trị tương ứng mà mình đã bỏ công để sản xuất, đây chính là nút thắt chính cần gỡ bỏ để tăng cường việc kết nối tiêu thụ hàng hóa nói chung và hàng nông sản thực phẩm nói riêng ở thị trường nội địa.

Thứ hai, kết nối phải thực sự bền bỉ, liên tục, không nản chí, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn đều phải có nhau, cùng nhau vượt qua những trở ngại để phát triển. 

Thứ ba, kết nối 6 nhà nhất thiết phải có những “bà đỡ”, đó là vai trò hỗ trợ hợp lý hiệu quả thiết thực của Chính phủ, các Bộ ngành và các địa phương đối với các doanh nghiệp. “Bà đỡ” phải tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế trên thị trường.

“Bà đỡ” còn hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, xây dựng các cơ sở vật chất và hạ tầng cho sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả với những chi phí hợp lý, giao dịch mua bán được công khai minh bạch. Thực hiện việc kết nối với những phương châm cơ bản kể trên, chắc chắn hàng hóa Việt nói chung và hàng hóa nông sản thực phẩm nói riêng của Việt Nam sẽ có chỗ đứng xứng đáng ở thị trường nội địa và vươn ra xuất khẩu trước sức ép của việc thâm nhập một cách mạnh mẽ của hàng hóa ở các nước mà Việt Nam kí kết các Hiệp định thương mại. 

Việt Nam đang triển kinh tế vận hành từng bước theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, chính vì vậy cùng với sự nỗ lực chủ quan của các doanh nghiệp trong việc tự giác để kết nối với nhau thì vai trò bà đỡ của nhà nước và các ngành liên quan là vô cùng quan trọng. Nhất thiết phải bảo vệ sự kết nối các doanh nghiệp làm ăn chân chính và nghiêm túc, đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật và vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm

  • Lạc quan với mục tiêu xuất khẩu nông sản 41 tỷ USD năm 2020

    04:30, 12/10/2020

  • Mã số vùng trồng - chìa khoá cho nông sản xuất khẩu

    10:10, 26/09/2020

  • Tìm cách giảm chi phí logistics cho nông sản

    06:00, 26/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bất bình đẳng trong liên kết 6 "nhà"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO