“Bệnh X” – Mối lo mới của thế giới sau COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Thế giới vừa bắt đầu tìm ra cách thức để đối phó với dịch COVID-19, mối đe dọa về sức khỏe vẫn chưa kết thúc thì nguy cơ bùng phát ‘bệnh X’ lại đang làm các chuyên gia lo ngại.

Sau Ebola, COVID-19, thế giới đang đứng trước đại dịch mới mang tên 'bệnh X'

Sau Ebola, COVID-19, thế giới đang đứng trước lo ngại về một đại dịch mới mang do 'bệnh X' gây ra

Theo CNN, ca nhiễm ‘bệnh X’ xuất hiện tại CHDC Congo khi một phụ nữ có triệu chứng bệnh như là sốt xuất huyết, nhưng kết quả xét nghiệm không phải nhiễm Ebola hay bất cứ loại virus nào con người từng biết.

Mặc dù người phụ nữ này đã khỏi bệnh, tuy nhiên cho đến nay, các chuyên gia y tế tại Congo chưa xác định được nguồn gốc gây bệnh. Do đó, các bác sĩ lo ngại rằng đó có thể là dấu hiệu của 'Bệnh X' – tên gọi chung của những căn bệnh mới, có khả năng lây lan nhanh như COVID-19 và nguy hiểm như Ebola.

Theo các báo cáo mới nhất, các nhà khoa học cho biết, ‘bệnh X’ có khả năng bùng phát mạnh mẽ và phát triển thành đại dịch đe dọa toàn cầu. Lý giải về điều này, Giáo sư Jean-Jacques Muyembe Tamfum, người phát hiện ra virus Ebola vào năm 1976, thế giới cần phải cẩn thận vì nhiều căn bệnh đe dọa tính mạng con người có khả năng được phát hiện trong tương lai gần.

“Về cơ bản, tên gọi chung 'bệnh X' là giả thuyết, nhưng các chủng virus có thể gây chết người và có thể dẫn đến một đại dịch khác tàn phá toàn thế giới như COVID-19, Ebola sẽ liên tục xuất hiện trong những vật chủ là động vật hoang dã”, ông phân tích.

Mỗi năm Tổ chức Y tế Thế giới WHO đều cập nhật danh sách với sự tham vấn của các chuyên gia về những chủng virus nào có nguy cơ gây ra đại dịch toàn cầu tiếp theo. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa phương pháp nào có thể dự đoán trước ‘bệnh X” có thể gây ra những gì, và các chủng virus sẽ biến thể như thế nào.

Nhưng có một điểm nhận được nhiều ý kiến đồng thuận, đó là số lượng virus ngày càng gia tăng phần lớn là kết quả của sự tàn phá sinh thái và hành vi buôn bán động vật hoang dã.

Một nghiên cứu từ năm 2017 cho thấy, dữ liệu vệ tinh đã xác định 25 trong số 27 ổ dịch Ebola từ năm 2001 đến năm 2014 nằm dọc hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Trung và Tây Phi bắt đầu ở những nơi đã từng bị phá rừng khoảng hai năm trước đó. Các đợt bùng phát dịch Ebola xuất hiện ở những nơi có mật độ dân số cao và môi trường điều kiện thuận lợi cho virus sinh sống.

Và với tình trạng tàn phá thiên nhiên như hiện nay, các chủng virus sẽ biến đổi một cách nhanh chóng để thích ứng với nhiều vật chủ hơn, rất có khả năng ‘bệnh X’ sẽ xuất hiện nhiều hơn, gây nguy hiểm đến sức khỏe loài người.

Các nhà nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu chỉ ra hấu hết các chủng virus mới gây "bệnh X' đều đến từ động vật hoang dã

Dự kiến, có khoảng 1,67 triệu virus chưa được biết trên hành tinh này, nhưng các nhà khoa học hiện chỉ biết đến 263 loại virus có thể lây nhiễm sang người, có nghĩa là thế giới hầu như không biết gì về 99,96% các mối đe dọa tiềm ẩn của đại dịch sẽ đến trong tương lai.

Tuy nhiên, Mark Woolhouse, Giáo sư dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Đại học Edinburgh cho rằng, con người không nên quá lo lắng vì sự xuất hiện của ‘bệnh X’. Theo nghiên cứu từ nhiều tổ chức y tế trên thế giới cho thấy, việc có thể xác định nguồn gốc các chủng virus đếu đến từ vật chủ trung gian là các loài động vật hoang dã giúp nhận biết loài nào có nhiều khả năng mang 'bệnh X".

Từ đó, giới nghiên cứu có thể xác định họ virus mà bệnh X có nhiều khả năng thuộc về nhất. Đồng thời, nhờ xây dựng bản đồ dữ liệu về các điểm nóng làm bùng phát đại dịch toàn cầu trước đây, các chuyên gia sẽ nắm được khu vực nào trên thế giới có nhiều khả năng xuất hiện ‘bệnh X’ nhất.

Cùng với sự phát triển của khoa học, việc điều chế vắc xin đã được cải thiện, cho phép rút ngắn thời gian nghiên cứu và thử nghiệm. Vắc xin chống COVID-19 là một ví dụ điển hình. Mặc dù vẫn còn cần thêm thời gian để giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, một số loại vắc xin chống COVID-19 vẫn đang cho kết quả tích cực và nhanh chóng được triển khai ra cộng đồng.

Người ta ước tính rằng một loại virus gây bệnh đường hô hấp tương tự như bệnh cúm có thể lây lan đến tất cả các thủ đô lớn trên toàn cầu trong vòng 60 ngày. Tuy nhiên, thay vì chờ ‘bệnh X’ xuất hiện và cả thế giới lại cùng nhau điều chế vắc xin, cần có các biện pháp ngăn chặn từ gốc.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Bệnh X” – Mối lo mới của thế giới sau COVID-19 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711708394 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711708394 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10