Biện chứng của ngòi bút

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 08/07/2021 11:00

Người ta thống kê được 350 tờ báo lớn nhỏ ở Mỹ, Anh đồng loạt chống lại chiến dịch “bắt nạt báo chí” của cựu Tổng thống Donald Trump.

Tờ Boston Globe có bài xã luận “Nhà báo không phải kẻ thù”; tờ New York Times có bài viết “Tự do báo chí cần các bạn”. Chuyện gì đang xảy ra?

Trong bài viết đăng trên tạp chí Journalist, nhà nghiên cứu truyền thông người Nga, Andrey Miroshnichenko đúc rút: “Có thời điểm, những nhiệm vụ của báo chí được nêu trong lý thuyết lại không phải là ưu tiên hàng đầu khi áp dụng vào thực tiễn”.

Nói cách khác, Miroshnichenko đã chạm vào một trong những vấn đề cốt tử của báo chí hiện nay, lý luận và thực tiễn trong hoạt động báo chí tập trung vào các nhiệm vụ - đôi khi khác nhau.

Bằng triết học mà nói, đó là hai mặt đối lập của một vấn đề; là mâu thuẫn biện chứng không chỉ biểu hiện trên con chữ, trang giấy mà còn theo ngòi bút ngấm vào làm trăn trở tư duy người viết.

Cận cảnh hơn, khó tránh khỏi, báo chí ngày nay trở thành công cụ sinh lời để giải quyết bài toán tồn tại hay không tồn tại, và bên cạnh đó phải mang vác trọng trách rất…triết học: phản ánh hiện thực xã hội.

Vậy, làm sao người cầm bút “tiêu hóa” được mâu thuẫn này? Dựa vào đâu để khẳng định chân giá trị trong tình thế hỗn mang của ngành truyền thông khắp nơi trên thế giới? Về sâu xa, báo chí là một phân nhánh của “ý thức xã hội”, bởi báo chí sẽ phải thể hiện quan điểm, tư tưởng, lý luận,…nảy sinh từ hiện thực xã hội hay “tồn tại xã hội”.

Trên lập trường duy vật biện chứng, tồn tại xã hội là cái thứ nhất, ý thức xã hội là cái thứ hai. Tồn tại xã hội quy định nội dung, bản chất, xu hướng vận động của ý thức xã hội; ý thức xã hội phản ánh cái logic khách quan của tồn tại xã hội. Bản lề lý luận này cho phép rút ra phương pháp hành động. Rằng, mỗi bài báo, mỗi bức ảnh, mỗi con chữ phải lấy thực tiễn xã hội làm thước đo. Đó là trung thực, khách quan - điều này mật thiết với đạo đức nghề nghiệp.

Các nhà nghiên cứu lý luận phát hiện ra, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội. Do tính năng động của ý thức, trong những điều kiện nhất định, tư tưởng, đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội; dự báo được quy luật và có tác dụng tổ chức, hướng hoạt động thực tiễn của con người vào mục đích nhất định.

Báo chí hãy là như vậy! Không những định hướng nhận thức đến chân - thiện - mỹ, mà còn phát hiện, phản biện, đấu tranh chống lại cái phi tiến bộ; dự báo xu hướng vận động của thực tiễn trong tương lai gần.

Cố nhiên, trước khi nghĩ đến “đẳng cấp của báo chí” thì tất cả những người làm báo phải làm sao thu hút được khán giả - với tư cách là đối tượng phục vụ - tức là nơi tiêu thụ sản phẩm và đo đếm mức độ phản ánh tồn tại xã hội.

Có thể bạn quan tâm

  • [TRỰC TUYẾN] Diễn đàn Hợp tác Doanh nghiệp và Báo chí trong môi trường biến đổi

    [TRỰC TUYẾN] Diễn đàn Hợp tác Doanh nghiệp và Báo chí trong môi trường biến đổi

    05:24, 08/07/2021

  • 08/07: Diễn đàn Hợp tác Doanh nghiệp và Báo chí trong môi trường biến đổi

    08/07: Diễn đàn Hợp tác Doanh nghiệp và Báo chí trong môi trường biến đổi

    15:00, 05/07/2021

  • Cơ hội đặc biệt của báo chí

    Cơ hội đặc biệt của báo chí

    13:00, 21/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Biện chứng của ngòi bút
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO