Biến chủng Omicron có tạo làn sóng dịch COVID-19 mới?

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù có dấu hiệu cho thấy virus SARS-CoV-2 có khả năng tự hủy. tuy nhiên, sự xuất hiện của biến chủng Omicron là lời cảnh báo thế giới cần thêm những biện pháp hiệu quả hơn để đối phó với đại dịch.

>> Thế giới cảnh báo mối nguy hiểm từ biến chủng Omicron

Hình ảnh so sánh lượng đột biến giữa Delta và Omicron. Ảnh: Ansa.

Hình ảnh so sánh lượng đột biến giữa Delta và Omicron. Ảnh: Ansa.

Biến chủng mới ở Nam Phi đang thúc đẩy nỗi sợ hãi trên toàn cầu về một đợt bùng phát dịch khác. Tâm lý lo ngại đã khiến giới chức nhiều quốc gia đồng loạt phát cảnh báo và áp đặt hạn chế đi lại với nhóm các nước phía nam châu Phi, trong khi thị trường tài chính lao dốc.

Chỉ hai ngày sau khi được thế giới biết đến, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp B.1.1.529 vào danh sách biến chủng “gây lo ngại", bên cạnh Delta, và đặt tên là Omicron. Chỉ định này đồng nghĩa biến chủng mới có khả năng có các đột biến giúp virus dễ lây lan hoặc độc lực mạnh hơn, làm giảm hiệu quả của vaccine và các biện pháp phòng ngừa khác.

Trong bức ảnh mô phỏng do bệnh viện Bambino Gesu công bố, khu vực màu đỏ là nơi tập trung nhiều biến đổi sinh học so với chủng virus ban đầu. Đột biến giảm dần ở các vùng màu cam, vàng và xanh. Giới khoa học thừa nhận biến chủng Omicron chứa số lượng đột biến lớn hơn nhiều so với Delta - biến chủng vốn có khả năng lây lan mạnh hơn nhiều so với chủng virus SARS-CoV-2 ban đầu. Các đột biến cho thấy virus đã biến đổi để thích nghi tốt hơn với cơ thể con người khi phần lớn tập trung ở gai protein, bộ phận giúp virus bám dính vào tế bào của con người.

Thậm chí, các nhà sản xuất vaccine đã nhanh chóng xác định đây là một biến chủng đáng lo ngại. Đại diện hãng dược Moderna cho biết biến chủng Omicron mang đến một “nguy cơ tiềm ẩn lớn” đối với vaccine ngừa COVID -19 của hãng.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu vaccine tại Nam Phi

Các nhà khoa học đang nghiên cứu vaccine tại Nam Phi. Ảnh: Reuters

"Biến chủng Omicron bao gồm các đột biến được thấy trong biến chủng Delta, vốn được cho là làm tăng khả năng lây nhiễm. Bên cạnh đó, Omicron còn có các đột biến được thấy trong các biến chủng Beta và Delta, vốn được cho là có khả năng thúc đẩy quá trình trốn tránh hệ miễn dịch", Moderna cho biết trong một thông báo. Sự kết hợp của các đột biến mang đến nguy cơ tiềm ẩn lớn để đẩy nhanh sự suy yếu của khả năng miễn dịch tự nhiên và khả năng miễn dịch do vaccine tạo ra.

>> Delta là biến chủng nguy hiểm nhất hiện nay

Hiện tại, các quan chức y tế toàn cầu đang khuyến khích mọi người đeo khẩu trang, đặc biệt, với các trường hợp có bệnh lý nền nghiêm trọng cần tránh những nơi đông người và tiêm chủng nếu họ chưa tiêm vaccine.

Có thể thấy, sự xuất hiện của biến chủng Omicron cho thấy virus luôn biến đổi theo thời gian, mỗi lần sao chép lại tạo ra những đột biến mới trên chuỗi gồm 30.000 nucleotide hình thành nên bộ gene của nó. Thông thường, các đột biến sẽ dần mất đi, nhưng mỗi đột biến lại đi kèm với khả năng virus trở nên mạnh hơn, có nguy cơ tạo ra tải lượng virus lớn hơn, bám dính dễ dàng hơn với tế bào trong đường hô hấp, hoặc né tránh được hệ miễn dịch của cơ thể.

Bên cạnh đó, theo Emma Hodcroft, nhà di truyền học tiến hóa tại Đại học Basel của Thụy Sĩ, cho biết, với hơn 53% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất một liều vaccine và thêm khoảng 30 triệu liều được tiêm mỗi ngày, virus sẽ phát triển theo chiều hướng tinh vi hơn. "Chúng có thể trở nên dễ lây lan hơn hoặc tìm cách lọt qua hệ miễn dịch, hoặc bao gồm cả hai đặc điểm đó", bà nhận định.

Chính vì vậy, nhiều nhà khoa học lo ngại, virus đột biến bất ngờ sẽ khiến nỗ lực ứng phó toàn cầu và chiến dịch tiêm chủng hiện nay đi chệch hướng. Đó là lý do vì sao biến chủng Omicron cần được nhanh chóng nghiên cứu bởi nó có tới 32 đột biến trong protein gai, phần cấu tạo giúp virus xâm nhập vào tế bào của người, dẫn đến nguy cơ nó có khả năng thoát khỏi hệ miễn dịch và lây lan nhanh hơn.

"Mối lo ngại là khi có quá nhiều đột biến, cách thức hoạt động của virus có thể bị tác động", tiến sĩ Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật ứng phó COVID-19 của WHO nhấn mạnh. Điều này có thể sẽ dẫn tới viễn cảnh những đột biến liên tiếp của virus có thể tạo ra một chủng mới có khả năng tránh né các loại vaccine hiện tại đã thúc đẩy các hãng dược chạy đua chuẩn bị công thức điều chỉnh vaccine.

Mặc dù vậy, trên thực tế, người nhiễm biến chủng Omicron có triệu chứng không đáng lo ngại và vấn đề đang bị thổi phồng. Các nhà khoa học tại Nam Phi cho biết, biến chủng gây bệnh nhẹ với các triệu chứng như nhức cơ và mệt mỏi trong một hoặc hai ngày.

Bệnh nhân được theo dõi ở Nam Phi khi nhiễm biến chủng mới không mất khứu giác hoặc vị giác. Người nhiễm có thể ho nhẹ, ngoài ra không biểu hiện triệu chứng nào đáng kể. Trong những bệnh nhân mắc COVID-19 vì Omicron, một số trường hợp có thể điều trị tại nhà.

Tuy nhiên, WHO khuyến nghị, các nước cần khuyến khích người dân giảm mức độ tiếp xúc. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp như giãn cách, đeo khẩu trang, tránh không gian đông đúc và tiêm chủng để ngăn chặn tối đa virus lây lan diện rộng toàn cầu, trong khi các hãng dược lớn đang đẩy nhanh quá trình hử nghiệm hiệu quả của vaccine đối với biến chủng mới.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Biến chủng Omicron có tạo làn sóng dịch COVID-19 mới? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713500412 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713500412 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10