Biển Đông: Đông Nam Á vào cuộc đua tàu ngầm

Diendandoanhnghiep.vn Các quốc gia Đông Nam Á ngày càng coi việc phát triển tàu ngầm là điều cần thiết cho an ninh quốc gia trong bối cảnh thực tế địa chính trị thay đổi, đặc biệt căng thẳng Mỹ - Trung ngày một gia tăng.

>> An ninh hàng hải thế giới và khu vực Biển Đông: Bài 1 - Những thách thức 

Tàu ngầm tấn công nhanh lớp Seawolf USS Connecticut. Ảnh: Hải quân Mỹ/TNS.

Tàu ngầm tấn công nhanh lớp Seawolf USS Connecticut. Ảnh: Hải quân Mỹ/TNS.

Trong khu vực, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Myanmar đã có tàu ngầm, trong khi Thái Lan và Philippines đang trong quá trình mua. Đầu tháng 12/2022, Singapore đã bắt tay vào giai đoạn phát triển tiếp theo với các tàu ngầm lớp Invincible mới được sản xuất tại Đức.

Tại buổi ra mắt tàu ngầm này, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói rằng, với vị thế là một quốc gia biển, lực lượng hải quân của Singapore có sứ mệnh quan trọng là đảm bảo sự sống còn và duy trì các tuyến liên lạc trên biển.

Thực tế, việc các nước Đông Nam Á chủ trương mua tàu ngầm ngày càng tăng là do sự cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo một số nhà phân tích cho rằng động thái này là “hợp lý và cần thiết” vì khu vực này nằm trên các tuyến hàng hải chiến lược với lưu lượng giao thông đông đúc.

Biển Đông cũng là tuyến hàng hải chiến lược cực kỳ quan trọng bên cạnh nguồn lợi dồi dào: Thủy hải sản, dầu khí…. Nên không khí nhận thấy trong vài năm qua, Bắc Kinh đã quân sự hóa toàn bộ ít nhất ba trong số hòn đảo mà nước này xây dựng trên vùng biển tranh chấp.

Qua công bố “Báo cáo An ninh Trung Quốc năm 2023”, Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng thông qua các biện pháp phi quân sự, chẳng hạn như truyền bá thông tin có lợi cho đất nước trên mạng xã hội. Hoặc sử dụng các biện pháp phi quân sự, chẳng hạn như các hoạt động gây ảnh hưởng trong lĩnh vực tâm lý và nhận thức hay các tình huống vùng xám trên biển.

Diễn tiến trên thực địa thời gian qua cũng minh chứng, Trung Quốc luôn tạo ra các tình huống vùng xám trên biển. Trung Quốc đã cố gắng thay đổi nguyên trạng thông qua các xung đột cường độ thấp trong lĩnh vực hàng hải. Để tránh chiến tranh và tạo thế trận có lợi, Trung Quốc sử dụng Hải quân PLA như một lực lượng răn đe, đồng thời sử dụng cơ quan thực thi pháp luật của lực lượng hải cảnh và lực lượng dân quân biển để quản lý cường độ tranh chấp để không dẫn đến xung đột vũ trang, trái lại gây áp lực lên đối phương, từ đó từng bước mở rộng quyền và lợi ích của Trung Quốc.

Nhưng trên hết, động thái mua sắm tàu ngầm của một số nước Đông Nam Á cũng là ý thức chủ động bảo vệ chủ quyền, trong bối cảnh cuộc chiến dưới lòng biển ngày càng khốc liệt, phức tạp, có sự tham gia của nhiều cường quốc.

 

Một chiếc tàu ngầm lớp Invincible do Singapore đặt hàng tại xưởng đóng tàu ở Đức ngày 13.12p/REUTERS

Một chiếc tàu ngầm lớp Invincible do Singapore đặt hàng tại xưởng đóng tàu ở Đức ngày 13/12/2022. Ảnh: REUTERS

>> An ninh hàng hải thế giới và khu vực Biển Đông: Bài 2 - Giải pháp nào?

>> An ninh hàng hải thế giới và khu vực Biển Đông: Bài 3 - Khuyến nghị đối với Việt Nam

Ian Storey - một thành viên cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, cho biết có “những lý do chiến lược thuyết phục để vận hành tàu ngầm” đối với các quốc gia như Việt Nam, quốc gia đang vướng vào tranh chấp lãnh thổ kéo dài với Trung Quốc. “Sáu tàu ngầm của Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc phải suy nghĩ kỹ trước khi cố gắng chiếm các đảo san hô của Việt Nam ở Biển Đông,” chuyên gia Storey nói.

Theo tổ chức phi lợi nhuận Sáng kiến Đe dọa Hạt nhân, Mỹ có khoảng 66 tàu ngầm, trong đó có hơn 50 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Còn theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc được cho là sở hữu 6 tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân, 6 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân và 46 tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel.

Theo quan niệm phổ biến, vũ khí chống ngầm tốt nhất chính là tàu ngầm. Tuy nhiên, giới quan sát quân sự quốc tế chỉ ra rằng chi phí mua, vận hành và bảo trì chúng quá đắt đỏ, không phải nước nào tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng đủ khả năng, hoặc sẵn sàng bỏ tiền để phát triển hạm đội tàu ngầm.

Mặc dù vậy, căng thẳng gia tăng đồng nghĩa với việc những nước vốn không đủ khả năng thành lập hạm đội ngầm mới, hoặc mở rộng các hạm đội đang sở hữu, có lẽ cũng phải tìm kiếm các giải pháp tác chiến chống ngầm, do bị cuốn vào cuộc đua của các “ông lớn”.

Điều này cũng có nghĩa, trước guồng xoáy của vô hình mà Mỹ - Trung vô tình tạo ra trên Biển Đông, một lần nữa cho thấy chủ trương xây dựng hạm đội ngầm của một số quốc gia Đông Nam Á là cần thiết vì mục tiêu tự vệ chính đáng của mỗi quốc gia.

 Dù biết, khi những đơn hàng tàu ngầm của các nước Đông Nam Á được triển khai, Biển Đông sẽ trở nên chật chội hơn khi các đơn vị tàu ngầm hoạt động và  tăng nguy cơ xảy ra các cuộc chạm trán liên quan đến tàu ngầm và lực lượng trên mặt biển càng gia tăng, cũng như những sự cố va chạm với các tàu khác, bao gồm tàu dân sự.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Biển Đông: Đông Nam Á vào cuộc đua tàu ngầm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711639407 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711639407 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10