Biến thể Lambda nguy hiểm như thế nào?

Diendandoanhnghiep.vn Sau Delta, biến thể Lambda đang trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.

Biến chủng Lambda đang nhận được nhiều sự chú ý của giới khoa học do có những đột biến làm tăng độ lây nhiễm

Biến chủng Lambda đang nhận được nhiều sự chú ý của giới khoa học do có những đột biến làm tăng độ lây nhiễm.

Biến thể Lambda còn được gọi là C.37, lần đầu tiên được phát hiện ở Peru vào tháng 12/2020. Kể từ đó, chủng nCoV này có mặt ở 30 quốc gia, 7 trong số đó ở Nam Mỹ.

Vào tháng 4 và tháng 5 năm 2021, Lambda chiếm hơn 80% các trường hợp mắc Covid-19 ở Peru. Ở các nước Chile, Argentina và Ecuador, số ca nhiễm Lambda cũng khá cao.

Ngày 14/6, Lambda đã được WHO liệt kê là “biến thể cần quan tâm” do sự lây lan rộng rãi ở Nam Mỹ.

Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt Lambda vào danh sách biến chủng gây lo ngại, tức là biến thể này đang gây lây nhiễm Covid-19 ở nhiều quốc gia. Các đột biến của biến thể này có thể làm tăng khả năng lây truyền hoặc tăng khả năng chống lại "kháng thể trung hòa".

Lambda gồm bảy đột biến có trong gai protein mà virus sử dụng để lây nhiễm tế bào trong cơ thể người. Trong số 7 đột biến, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến đột biến L452Q, tương tự như đột biến L452R được cho là góp phần vào khả năng lây nhiễm cao của biến thể Delta.

Khu vực biến thể Lambda hoạt động đặc biệt mạnh mẽ là Nam Mỹ. Theo Tổ chức Y tế Liên châu Mỹ (PAHO), biến thể Lambda gây ra gần 82% số ca Covid-19 ghi nhận tại đây trong tháng 5 và 6/2021.

Các nhà khoa học lo ngại biến thể Lambda này có mức độ lây nhiễm mạnh hơn biến thể Delta. Bộ Y tế Malaysia cảnh báo rằng, biến thể Lambda  “nguy hiểm hơn biến thể Delta”.  Nó không chỉ  gây dịch bệnh cho hàng chục  quốc gia, mà còn vượt biên giới tiến ra ngoài khu vực châu Mỹ La tinh.

“Hiện tại có rất ít bằng chứng về biến thể này . PHE hiện đang thực hiện các nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm để xác định đặc điểm và tác động có thể có của nó đối với sự lây truyền trong cộng đồng. Hiện không có bằng chứng cho thấy biến thể này gây ra bệnh nặng hơn hoặc làm cho các loại vắc xin hiện đang được triển khai ít hiệu quả hơn”. - Tiến sĩ Alicia Demirjian -  Giám đốc giải quyết các vấn đề khẩn cấp liên quan đến COVID-19 tại Cơ quan y tế công cộng Anh (PHE) nói.

“Chúng tôi không có nhiều thông tin về Lambda so với các biến thể khác. Tuy nhiên các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, dù chưa được báo cáo, nhưng  bước đầu các nhà khoa học cho rằng, các kháng thể được tạo ra sau tiêm vắc xin có hiệu quả ít hơn đối với biến thể Lambda  so với chủng ban đầu, tuy nhiên vắc xin  vẫn có thể chống lại và vô hiệu hóa biến thể Lambda”. - Ông Ricardo Soto-Rifo, một nhà virus học tại Đại học Chile, người đã nghiên cứu về Lambda cho biết.

Y tá chuẩn bị vaccine Covid-19 để tiêm cho nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Lima, Peru. Ảnh: AP

Y tá chuẩn bị vaccine Covid-19 để tiêm cho nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Lima, Peru. Ảnh: AP

Theo các chuyên gia, cần có thêm các nghiên cứu về ảnh hưởng của biến thể Lambda đối với hiệu quả của vaccine Covid-19, đặc biệt là đối với các loại vaccine được sử dụng rộng rãi ở phương Tây như Pfizer-BioNTech, Moderna hoặc Oxford-AstraZeneca.

Nhiều nơi ở Nam Mỹ đã đặt ra câu hỏi về hiệu quả của vaccine Trung Quốc, vốn được triển khai chủ yếu trong khu vực này, khi các trường hợp liên quan đến sự lây lan của biến thể Lambda và tỷ lệ nhiễm lây nhiễm tăng lên bên cạnh việc triển khai các chương trình tiêm chủng. Brazil, Chile và Peru đều phụ thuộc rất nhiều vào vaccine Sinovac hoặc Sinopharm của Trung Quốc.

Một nghiên cứu thực hiện bởi Đại học Chile ở Santiago đã xem xét các nhân viên y tế đã tiêm 2 liều vaccine Sinovac cho thấy, các đột biến có trong gai protein của biến thể Lambda “làm tăng khả năng lây nhiễm và chống lại các kháng thể trung hòa”.  

Các loại vaccine của Trung Quốc đang đối mặt với những nghi ngờ ngày càng tăng về hiệu quả, cùng với việc thiếu dữ liệu về khả năng chống lại biến thể Delta dễ lây truyền hơn. Các ca mắc Covid-19 hàng tuần vẫn tăng ở ít nhất 6 quốc gia tiêm chủng nhiều nhất trên thế giới và 5 quốc gia trong số đó sử dụng vaccine của Trung Quốc.

Không có loại vaccine nào hiện tại được coi là có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2. Sinovac đạt hiệu quả 50,4% trong một thử nghiệm ở Brazil được công bố kết quả vào tháng 1. Một nghiên cứu ở UAE công bố vào tháng 12/2020 cho thấy, vaccine Sinopharm có hiệu quả 86%.

Các chuyên gia lưu ý rằng các quốc gia không nên ngừng sử dụng vaccine Covid-19 của Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh thiếu nguồn cung ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Biến thể Lambda nguy hiểm như thế nào? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714084994 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714084994 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10