Theo nguyên tắc, các dự án BOT tại các địa phương muốn thực hiện phải được HĐND thông qua, sự kiểm soát của UBND tỉnh, thành phố, các sở ngành, từ thời gian thu phí cho tới nâng giá.
Tuy nhiên, trên thực tế lại không hoàn toàn là như vậy.Theo báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại 43 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ đã huy động được hơn 80.000 tỷ đồng cho các DA BOT.
Và theo nguyên tắc, để thực hiện được các dự án BOT tại các địa phương phải được HĐND thông qua, kiểm soát chặt chẽ của UBND tỉnh, thành phố, Sở GTVT, Sở Tài chính, Cục thuế… thời gian thu phí, nâng giá phí đều phải được HĐND phê duyệt. Tuy nhiên, với những diễn biến về thực trạng đầu tư của các dự án BOT tại một số địa phương như hiện nay, dư luận đang hết sức băn khoăn và đặt cẩu hỏi “Ai giám sát, ai là người được lợi”?
Và câu chuyện về dự án BOT QL 13, QL 14, tại Bình Phước hay cụ thể hơn là dự án BOT đường chuyên dùng vận chuyển vật liệu xây dựng tại xã Phước Tân và xã Tam Phước, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Cty CP đầu tư BOT An Thuận Phát (Liên doanh giữa Cty CP đầu tư phát triển Cường Thuận và Hợp tác xã An Phát) làm chủ đầu tư là một minh chứng. Theo cách tính của các doanh nghiệp khai thác đá tại đây, “với mức giá và thời gian thu phí đã được HĐND tỉnh Đồng Nai thông qua thì chủ đầu tư dự án có thể thu về hơn 3.000 tỷ đồng, trong khi vốn đầu tư chỉ… hơn 130 tỷ đồng. Và liên quan đến dự án này, Ủy ban Kiểm tra TƯ đã vào cuộc và xác định: bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, đã ký văn bản chấp thuận hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án BOT đường chuyên dùng cho Hợp tác xã An Phát (do chồng bà Thanh là người đại diện pháp luật), nhưng không hề thông qua UBND tỉnh, chưa báo cáo Thường trực HĐND tỉnh, vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư.
Các doanh nghiệp vô cùng bức xúc, đầu tư tuyến đường chuyên dùng này để phục vụ họ những việc đầu tư như thế nào, thu phí bao nhiêu, bao giờ thu phí, và thời gian thu phí sao… họ hoàn toàn không biết mà bị áp đặt thành chuyện đã rồi.
Quay trở lại câu chuyện BOT tại Bình Phước về tuyến QL13 và QL14. để vận chuyển hàng hóa lên cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, quãng đường gần 100 km có ba trạm thu phí BOT. Từ Bình Phước theo tuyến QL 13 về đến TP HCM (khoảng 100 km) nhưng phải vượt qua năm trạm thu phí BOT.