Bộ Công Thương lý giải vì sao giá xăng dầu "leo thang" mức gần 1.500 đồng/lít

Thy Hằng - Đinh Thanh 02/04/2019 18:51

Kể từ 17h hôm nay, giá bán lẻ mặt hàng xăng điều chỉnh tăng từ 1.300 đồng- 1.500 đồng/lít, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết do áp lực của giá xăng dầu thế giới.

Kể từ 17h ngày 2/4, giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh tăng từ 1.300 đồng- 1.500 đồng/lít tuỳ loại.

Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thăng Hải. Ảnh: Võ Hải

Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thăng Hải. Ảnh: Võ Hải

Áp lực giá xăng nguyên liệu tăng từ thị trường quốc tế 

Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, rất chia sẻ với sự khó khăn của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người dân. ”Tuy nhiên chúng ta cũng nên biết quản lý điều hành giá xăng dầu thành phẩm đang tiến tới xây dựng thị trường xăng dầu, có sự định hướng của Nhà nước”, ông Hải nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, hiện có đến 28 đầu mối xuất nhập khẩu trực tiếp xăng dầu. Cùng với đó có sự điều hành chu kỳ 15 ngày theo công thức có sẵn, chúng ta chỉ dùng quỹ bình ổn khi cần điều chỉnh, Nhà nước không bỏ ngân sách cho việc điều chỉnh giá xăng dầu này. 

Vừa qua, Chính phủ đã quyết ngày 20/3 đã tăng giá điện do đó ngày 18/3 giá xăng dầu thế giới tăng khiến doanh nghiệp mua cao phải bán giá cao, nhưng tính đến việc ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ mà đích thân là Thủ tướng đã ra yêu cầu bù quỹ bình ổn 2.042 đồng cho xăng E5, RON95 bỏ đến 2.000/lít để không tăng giá xăng dầu ngày 18/3. Nếu không bù thì giá bán vẫn cao.

Có thể bạn quan tâm

  • "Dư địa cải cách thủ tục hành chính cũng là dư địa cho tăng trưởng"

    18:11, 02/04/2019

  • Thu hút FDI là điểm sáng lớn nhất trong phát triển kinh tế quý I/2019

    Thu hút FDI là điểm sáng lớn nhất trong phát triển kinh tế quý I/2019

    17:59, 02/04/2019

  • Giá xăng “leo thang” mức gần 1.500 đồng/lít

    Giá xăng “leo thang” mức gần 1.500 đồng/lít

    16:57, 02/04/2019

  • Trái ngược với dự báo, giá xăng dầu

    Trái ngược với dự báo, giá xăng dầu "giậm chân tại chỗ"

    19:30, 18/03/2019

Mức tăng còn cao hơn nếu không xả Quỹ

Đại diện Bộ Công Thương khẳng định, Bộ hay bất cứ cơ quan nào cũng không muốn tăng giá xăng dầu. Nhưng đúng thị trường thế giới, giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế đã tăng mạnh, áp lực tăng giá trong nước nên chúng ta phải có quyết định điều hành giá xăng tăng từ 1.300-1.500 đồng/lít.

“Kể cả tăng ít hay nhiều đều không tốt, tuy nhiên phải thẳng thắn rằng để giữ mức tăng kể trên quỹ bình ổn giá xăng dầu đã phải bù mức rất cao. Cụ thể với xăng E5 là giữ mức chi quỹ bình ổn là 2.042 đồng, nếu không có quỹ bình ổn, thì mức tăng xăng E5 sẽ là 3.419 đồng chứ không phải mức tăng hơn 1.300 đồng. Và mức tăng sẽ là 2.788 đồng so với mức gần 1.500 đồng với xăng RON95”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh đồng thời cho biết, giá xăng dầu tiến tới tiệm cận thị trường thế giới.

Trước đó, từ 17h hôm nay (2/4), giá bán lẻ đối với các mặt hàng xăng dầu đồng loạt điều chỉnh tăng mức cao. Cụ thể, giá xăng E5RON92 tăng 1.377 đồng/lít; Xăng RON95-III tăng 1.484 đồng/lít. Trong khi đó, Dầu diesel 0.05S tăng 1.219 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 1.086 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S tăng 1.127 đồng/kg.

Sau điều chỉnh, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá 18.588 đồng/lít với xăng E5RON92; Xăng RON95-III không cao hơn 20.033 đồng/lít. Trong khi đó, dầu diesel 0.05S không cao hơn 17.087 đồng/lít; Dầu hỏa không cao hơn 15.971 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 15.210 đồng/kg.

Cơ quan điều hành cho biết, để có mức điều chỉnh này Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được xả mạnh. Cụ thể, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu với xăng E5RON92 mức 2.042 đồng/lít (kỳ trước chi 2.801 đồng/lít); Xăng RON95 mức 1.304 đồng/lít (kỳ trước chi 2.061 đồng/lít); Dầu diesel mức 0 đồng/lít (kỳ trước chi 1.343 đồng/lít); Dầu hỏa mức 0 đồng/lít (kỳ trước chi 1.065 đồng/lít); Dầu mazut mức 362 đồng/kg (kỳ trước chi 1.640 đồng/kg).

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bộ Công Thương lý giải vì sao giá xăng dầu "leo thang" mức gần 1.500 đồng/lít
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO