Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Phương án nào hài hoà lợi ích?

Diendandoanhnghiep.vn Bộ luật Lao động có tác động rất lớn tới người lao động và người sử dụng lao động, do đó, chúng ta phải lựa chọn phương án tối ưu để hài hòa lợi ích các bên.

Đây là quan điểm của Đại biểu Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề Xã hội của Quốc hội khi chia sẻ với DĐDN bên hành lang Quốc hội.Theo Chương trình, ngày 23/10, Quốc hội sẽ nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Bộ Luật cũng dự kiến được Quốc hội thông qua vào kỳ họp này.

-Thưa ông, có quan điểm cho rằng, Bô luật Lao động (sửa đổi) sẽ chủ yếu hướng tới lao động chân tay mà “bỏ quên” lao động của các doanh nghiệp công nghệ 4.0?

Điểm sáng nổi bật trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) chính là chúng ta đã điều chỉnh đối tượng áp dụng cho cả khu vực không có quan hệ lao động. Nói cách khác, dự thảo lần này không chỉ điều chỉnh cho nhóm gần 20 triệu lao động có quan hệ lao động mà điều chỉnh tất cả 54,7 triệu lao động của cả nước.

Nhóm được nhận diện và quan tâm nhiều nhất chính là nhóm thuộc khu vực lao động tham gia vào CM 4.0, lao động công nghệ như: Uber, Grab. Tất cả những lao động có thể không có quan hệ lao động về văn bản nhưng có quan hệ thể hiện về tiền lương, trả công, tham gia vào hoạt động của chuỗi giá trị như vậy đều phải thực hiện theo tiêu chuẩn lao động.

p/Những ngành đặc thù như chế biến thủy sản có thể tăng giờ làm thêm 100 giờ/năm so với quy định hiện hành.

Những ngành đặc thù như chế biến thủy sản có thể tăng giờ làm thêm 100 giờ/năm so với quy định hiện hành.

PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ:

Tinh thần làm luật tại dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) vẫn dựa trên mối quan hệ chủ - thợ thiên lệch. Hai bên cần được đối xử công bằng và bình đẳng, ngang nhau. Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, phải để cho các bên có quyền tự do thỏa thuận trong hợp đồng về giờ làm thêm.

Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì phải cho họ được quyền thỏa thuận với người lao động. Nhà nước chỉ nên giới hạn giờ làm thêm ở một số ngành nghề đặc biệt như độc hại. Mặt khác, cách tiếp cận Bộ luât Lao động của chúng ta vẫn cơ bản trên lao động tay chân nặng nhọc, chưa thực sự để ý đến lao động sáng tạo tương lai.

ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú:

Ngành tôm chỉ nhiều nguyên liệu nhất từ 3-5 tháng thì cần làm thêm giờ. Còn các tháng khác làm không đến 8 giờ thậm chí chỉ làm khoảng 5 giờ đã hết nguyên liệu.

Trong khi đó, đây là doanh nghiệp xuất khẩu doanh nghiệp phải chịu sự đánh giá an sinh xã hội của các tổ chức quốc tế, áp trần giờ làm thêm theo tháng khiến doanh nghiệp từng bị đánh trượt và mất đơn hàng cả năm 2017. Vậy, Luật của chúng ta có thể khiến doanh nghiệp không được bán hàng, đồng nghĩa người lao động mất việc làm.

Ví dụ, người sử dụng lao động có quan hệ thuê mướn lao động không có hợp đồng nhưng có vấn đề về trả công lao động thì tiền lương đó của người lao động không được thấp hơn tiền lương giờ bình quân theo quy định của pháp luật. Cho nên nói dự thảo lần này không điều chỉnh đến nhóm lao động 4.0 là hoàn toàn không chính xác.

- Vấn đề quan trọng là chúng ta nhận diện lao động này như thế nào, thưa ông?

Chính phủ cần có hướng dẫn rất chi tiết, bởi trong CM 4.0 có thể có doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nhưng không có trụ sở tại Việt Nam, nhưng chúng ta vẫn phải xem xét điều chỉnh quy định để đảm bảo quyền lợi của người lao động, đó là vấn đề hết sức quan trọng.

Pháp luật quy định điều này đã khó, nhưng công tác tổ chức thực hiện còn khó hơn nhiều lần. Do đó, quan trọng là thực thi pháp luật, thanh tra kiểm tra. Cũng vì lẽ đó, trong dự thảo một mặt khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn lao động cho nhóm không có quan hệ lao động.Tiếp đến, Nhà nước có chức năng quản lý thanh kiểm tra xử lý với trường hợp không thực hiện theo Luật.

- Đó là về người lao động, nhưng phía doanh nghiệp nhận định bài toán khó lại đẩy về phía doanh nghiệp, thưa ông?

Tôi biết doanh nghiệp còn rất gay gắt về vấn đề giờ làm thêm. Đặc biệt vấn đề tăng giờ làm thêm, lẽ ra ban soạn thảo khi họp bàn cần có phân tích cụ thể để tính toán tới những doanh nghiệp trong các ngành nghề cần làm thêm giờ, nhưng làm thêm giờ này không kéo dài cả năm mà chỉ vài tháng.

Ví như doanh nghiệp thuỷ sản, họ cho biết chỉ làm trong 4-5 tháng lại nghỉ, không phải làm thêm cả năm, thì đúng là nếu khống chế giờ làm thêm như vậy thì người dân sản xuất ra con cá cho xuất khẩu nhưng lại không cho phép làm thêm thì doanh nghiệp không thể thu mua.

Sau khi giải trình tiếp thu ý kiến Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) hiện có 10 nội dung có lợi cho người lao động và có 6 nội dung có lợi cho người sử dụng lao động. Vẫn còn những nội dung chưa đạt được đồng thuận.

Tuy nhiên, quan điểm chung của Uỷ ban thường vụ là dứt khoát không đặt vấn đề tăng giờ làm thêm. Suốt 4 khoá Quốc hội vừa qua thì Uỷ ban các vấn đề Xã hội của Quốc hội với tư cách là cơ quan thẩm tra chưa bao giờ ủng hộ tăng thời gian làm thêm, vẫn giữ mức 300 giờ/năm.

- Như vậy, ông đã có quan điểm khác?

Quan điểm của Quốc hội là không tăng cường độ lao động tức là không tăng thêm giờ làm. Tuy nhiên mong muốn của Chính phủ đối với một số ngành nghề, lĩnh vực có tính mùa vụ thực sự có yêu cầu cho xuất khẩu và không làm thêm cả năm thì giao Chính phủ xem xét cho tăng giờ.

Tôi ủng hộ cho phép cơ chế cá biệt những ngành đặc thù, có thể tăng giờ làm thêm 100 giờ/năm so với quy định hiện hành, nếu thực sự cần thiết khách quan, là yêu cầu bắt buộc cần cho xuất khẩu, điều này cũng có lợi cho tăng trưởng. Thực tế cũng chỉ có khoảng 4 ngành như vậy là da giày, thuỷ sản, điện tử và dệt may, nên giao Chính phủ xem xét, quy định cụ thể các ngành nghề này.

Ngoài ra, bản thân người lao động cũng cần đồng thuận với việc làm thêm thì mới tham gia, không ai ép được. Đây là quan hệ tự nguyện, người sử dụng lao động cũng phải trả lương tương xứng và tạo cơ hội cho lao động nghỉ bù.

Việc này Chính phủ phải báo cáo rất cụ thể trước Quốc hội, để các Đại biểu thấy việc làm thêm này không phải là đại trà. Khi chúng ta trình lên mà không làm rõ khiến người lao động cảm thấy kéo dài thời gian lao động là tăng cường độ lao động, ảnh hưởng sức khoẻ người lao động. Đặc biệt, quy định này phải đảm bảo giám sát chặt chẽ. Quan trọng là đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.

- Nhưng doanh nghiệp vẫn cho rằng áp trần số giờ làm theo ngày, theo tháng và thậm chí theo năm là khó thực hiện, nên đã kiến nghị bỏ bớt quy định theo tháng, thưa ông?

Hiện chúng ta đang khống chế làm thêm giờ không quá 40 giờ/tháng là để mong muốn giữ sức khoẻ cho người lao động nhưng doanh nghiệp không muốn vì nhiều doanh nghiệp có tính mùa vụ tháng này họ tăng giờ làm thêm, tháng sau lại không làm ví dụ như doanh nghiệp thuỷ sản tôi đã nói ở trên.

Tuy vậy, chúng ta vẫn phải có khống chế để đảm bảo tính tuân thủ pháp luật và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động tốt hơn. Bởi vì, hệ thống giám sát quản lý của chúng ta chưa thể đảm bảo kiểm soát tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện đúng trần giờ làm thêm không quá số giờ làm theo ngày và theo năm.

- Lẽ nào vì sự yếu kém trong giám sát mà bó buộc doanh nghiệp?

Cũng phải khống chế như vậy, bởi nếu không, sẽ có trường hợp doanh nghiệp dồn hết giờ làm thêm vào tất cả trong một tháng.

Như tôi đã nói cơ bản các quy định đã thống nhất, còn 3 điểm chưa thống nhất là giờ làm thêm, tuổi hưu và thêm một ngày nghỉ lễ là những điểm cần thảo luận kỹ tại Quốc hội. Cũng phải lưu ý, với một đạo luật lớn và có ảnh hưởng tới cả người sử dụng lao động và lao động như Bộ luật Lao động thì việc tạo ra đồng thuận cao là rất khó. Chúng ta phải lựa chọn phương án tối ưu nhất để hài hòa lợi ích các bên.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Phương án nào hài hoà lợi ích? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713958015 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713958015 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10