Pegatron- đối tác lắp ráp của Apple đến từ Đài Loan đã lựa chọn Indonesia, chứ không phải Việt Nam sẽ là điểm sản xuất mới của iPad, MacBook.
Pegatron đã thuê nhà thầu phụ PT Sat Nusapersada tại Batam, Indonesia để làm công việc lắp ráp các sản phẩm của Apple.
Nằm cách bờ biển phía nam của Singapore chỉ 20 km, Batam là khu vực gần nhất của Indonesia với Singapore và là một phần của khu vực thương mại tự do trong Tam giác tăng trưởng Indonesia-Malaysia-Singapore.
Ông Abidin Hasibuan, CEO của PT Sat Nusapersada, đã thuyết phục Pegatron di chuyển nhà máy về Indonesia. Ông nhận định năng lực sản xuất tại đây vượt trội hơn so với Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
03:13, 21/05/2019
04:03, 08/05/2019
07:03, 05/05/2019
Việc Pegatron lựa chọn Indonesia để dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đang leo thang, gây bất lợi cho hoạt động của Pegaton.
Trong mùa cao điểm giữa tháng 9 và tháng 11 hàng năm, Pegatron cùng với các công ty con của mình có nhu cầu sử dụng hơn 200.000 lao động mỗi năm. Tuy nhiên, việc tìm kiếm những công nhân này ngày càng trở nên khó khăn hơn, do có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất điện tử trong việc tuyển dụng lao động.
Hiện tại, Pegatron đã đầu tư số tiền 300 triệu USD để nâng cấp các nhà máy tại Indonesia nhằm đáp ứng tiêu chuẩn lắp ráp. Nhà máy này có thể hoạt động ngay trong tháng 6 này, nếu đáp ứng đủ yêu cầu từ Apple.
Hiện nay, hầu hết iPhone, iPad của Apple được lắp ráp bởi hai công ty Pegatron hoặc Foxconn tại các nhà máy đặt ở Thâm Quyến và Thượng Hải, Trung Quốc. Trong đó, Pegatron chiếm khoảng 30% tổng số đơn hàng iPhone của Apple.
Trước đó từ năm 2018, Pegatron đã chuyển sản xuất các sản phẩm không phải của Apple sang một nhà máy thuê trên đảo Batam của Indonesia.
So với các đồng nghiệp Đài Loan khác như Foxconn Technology Group, Wistron, Inventec và Compal Electronics - những công ty đã có cơ sở ở Đông Nam Á trong nhiều năm - Pegatron đã không ngần ngại đầu tư vào năng lực sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Bởi ngoài cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, các doanh nghiệp đang hoạt động tại Trung Quốc đang chịu cảnh tăng tiền lương và thiếu lao động.
Ông Terry Gou, Chủ tịch tập đoàn Foxconn, từng dự đoán rằng căng thẳng thương mại Mỹ -Trung sẽ kéo dài 5 đến 10 năm. Theo đó, các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại chiến lược hoạt động của mình theo chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách thiết lập mạng lưới hoạt động mới tại các quốc gia khác ngoài Trung Quốc.