Bổ sung nội dung phòng, chống dịch COVID-19 vào Nghị quyết Kỳ họp thứ nhất

Diendandoanhnghiep.vn Chủ tịch Quốc hội thống nhất, Quốc hội sẽ không ban hành một Nghị quyết riêng về phòng, chống dịch COVID-19 nhưng sẽ đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của kỳ họp.

Chủ trì cuộc họp với đại diện các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành tại Nhà Quốc hội sáng 23/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thống nhất giao các cơ quan triển khai, bổ sung vào chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa XV nội dung về phòng, chống dịch COVID-19 theo đề nghị của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thống nhất giao các cơ quan triển khai, bổ sung vào chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa XV nội dung về phòng, chống dịch COVID-19 theo đề nghị của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thống nhất giao các cơ quan triển khai, bổ sung vào chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa XV nội dung về phòng, chống dịch COVID-19 theo đề nghị của Chính phủ.

Qua thảo luận tại kỳ họp này, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, nhiều ĐBQH đã đề nghị Quốc hội cần bày tỏ quan điểm về thực hiện các kết luận, Chỉ thị của Bộ Chính trị, các công điện của Thường trực Ban Bí thư và đồng hành với Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Chủ tịch Quốc hội thống nhất, Quốc hội sẽ không ban hành một Nghị quyết riêng về phòng, chống dịch COVID-19 nhưng sẽ báo cáo Quốc hội bổ sung chương trình kỳ họp thứ nhất về nội dung này.

Chính phủ sẽ xây dựng tờ trình, cơ quan của Quốc hội tiến hành thẩm tra để Quốc hội xem xét, thảo luận và đưa nội dung này vào nghị quyết chung của kỳ họp thứ nhất, biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp.

Trong đó, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội cần tập trung xử lý những vướng mắc về mặt pháp lý trong phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay, tạo sự chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong điều hành, kể cả dự phòng các tình huống phát sinh có thể phức tạp hơn.

Có những việc được rút ngắn thời gian xử lý, giải quyết theo quy trình đặc biệt, thậm chí có những việc chưa được quy định trong luật nhưng nếu phát sinh thì cho phép Chính phủ chủ động xử lý. Trên cơ sở đó, Chủ tịch Quốc hội giao các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ phối hợp chặt chẽ, bàn chi tiết, kỹ lưỡng các nội dung để trình Quốc hội.

Trước đó, tại phiên thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế xã hội, đề cập đến cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 ngày 22/7, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) cho rằng, cần có những quy định đặc biệt cho tình trạng khẩn cấp như hiện nay. 

đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM).

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM).

Ghi nhận chiến lược phòng chống dịch đã chuyển trọng tâm vào việc nhanh chóng tiêm chủng vaccine rộng rãi cho cộng đồng, coi đây như chìa khoá thoát khỏi dịch bệnh, song đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cũng đề nghị đẩy nhanh đàm phán, mua và tiêm chủng vaccine.

“Đến nay, hầu hết vaccine có được là mua qua VNVC và viện trợ, chưa đáp ứng được nhu cầu. Nay Quốc hội họp chính là thời cơ để đưa ra giải pháp tháo gỡ. Chúng ta không phủ nhận những gì đã làm được như triệt để khoanh vùng, cách ly dập dịch, nhưng với chủng Delta thì đó có còn là biện pháp căn bản hay không”, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan bày tỏ.

Đại biểu Nguyễn Văn Quân (Hậu Giang) đồng tình với quan điểm của Chính phủ là “chống dịch như chống giặc”, thực hiện mục tiêu kép nhưng ưu tiên vẫn là chống dịch, bảo vệ sức khỏe người dân, bởi “giặc” cứ loanh quanh bên ta thì làm sao phát triển kinh tế được. Đại biểu Quân cũng mong muốn sớm triển khai tiêm vaccine toàn dân để tạo miễn dịch cộng đồng.

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (Bến Tre) đề xuất Chính phủ cần có giải pháp để huy động các doanh nghiệp tham gia bằng cách cấp phép, kiểm định chất lượng, cho giá tối đa để doanh nghiệp trực tiếp đàm phán đưa vaccine về càng nhanh càng tốt. Doanh nghiệp cũng có thể phối hợp với các địa phương đàm phán, tiếp cận vaccine.

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn cho rằng, với tình hình khẩn cấp như hiện nay thì các cơ quan chức năng cần tham mưu cho Chính phủ có cơ chế đặc biệt. Nếu đấu thầu thì các tỉnh không thể làm được. Như Bến Tre, hơn 10 ngày đã có hơn 350 ca mắc COVID-19, nếu áp dụng đầy đủ quy định thì mua được trang thiết bị y tế mất ít nhất 2-3 tháng.

“Với tình hình dịch hiện nay không biết bao giờ mới chấm dứt thì cần những giải pháp hết sức đặc biệt, làm sao phải đặt vaccine lên hàng đầu”, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn kiến nghị.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bổ sung nội dung phòng, chống dịch COVID-19 vào Nghị quyết Kỳ họp thứ nhất tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711656447 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711656447 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10