Bổ sung thêm phương pháp điều trị Covid-19

Diendandoanhnghiep.vn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã bổ sung hai phương pháp mới trong việc điều trị Covid-19.

>> Thuốc điều trị COVID-19 - Cuộc chạy đua nước rút trên toàn cầu

WHO phê chuẩn

WHO phê chuẩn sử dụng kháng thể tổng hợp Sotrovimab trong điều trị Covid-19

Cụ thể, hai phương pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc điều trị viêm khớp có thành phần baricitinib và sử dụng kháng thể tổng hợp Sotrovimab. Các chuyên gia của WHO nêu rõ thành phần baricitinib được sử dụng cùng với corticosteroid có khả năng làm tăng tỷ lệ sống và giảm nguy cơ phải sử dụng máy thở ở bệnh nhân Covid-19 thể nặng hoặc nguy kịch.

Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng thể tổng hợp Sotrovimab cho những người mắc Covid-19 không nghiêm trọng, song có nguy cơ nhập viện cao nhất, chẳng hạn như người già, người bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường. Sotrovimab đã được Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm chức năng Anh (MHRA) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt sử dụng để điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) cũng cho phép các quốc gia thành viên sử dụng Sotrovimab.

Trước đó, WHO đã phê chuẩn thuốc điều trị khớp có hai thành phần tocilizumab và sarilumab dùng kết hợp corticosteroid nhằm ngăn chặn nguy cơ hệ miễn dịch của bệnh nhân Covid -19 phản ứng qua mức trước virus SARS-CoV-2. Hồi tháng 9/2021, WHO phê chuẩn phương pháp điều trị bệnh nhân Covid -19 bằng kháng thể tổng hợp Regeneron.

Được biết, quyết định của WHO được công bố trong bối cảnh số ca nhập viện do nhiễm biến thể Omicron gia tăng trên toàn thế giới. Tổ chức này cũng dự báo khoảng một nửa dân số châu Âu có thể sẽ nhiễm biến thế này vào tháng 3 tới.

Hiện nay, WHO đang thúc đẩy những nỗ lực tìm kiếm các phương pháp điều trị Covid-19 mới để nâng cao hiệu quả chữa bệnh, cũng như ngăn ngừa tình trạng Covid-19 kéo dài ở người bệnh. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy, phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng của các hãng dược phẩm của Mỹ là Regeneron Pharmaceuticals (REGN.O) và Eli Lilly (LLY.N) đều kém hiệu quả trong việc ngăn chặn virus lây nhiễm.

>> Cảnh báo mới nhất của Bộ Y tế về thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19

Tiêm chủng vaccine mũi tăng cường cũng cho hiệu quả trong việc ngăn bệnh diễn tiến nặng

Tiêm chủng vaccine mũi tăng cường cũng cho hiệu quả trong việc ngăn bệnh diễn tiến nặng

Trong khi đó, với một số loại thuốc kháng virus hiện nay, các chuyên gia đánh giá vẫn cho hiệu quả khi áp dụng vào điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Cụ thể, Remdesivir là thuốc kháng virus do công ty Gilead Sciences (Mỹ) sản xuất dưới thương hiệu Veklury vẫn là loại thuốc đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm hiện nay được FDA phê chuẩn hoàn toàn cho phép sử dụng để điều trị Covid-19.

Remdesivir giúp rút ngắn thời gian hồi phục của những bệnh nhân mắc Covid-19 phải nhập viện từ 15 ngày xuống còn 11 ngày. Thuốc cũng hiệu quả đối với những bệnh nhân mắc Covid-19 thể nhẹ với liệu trình 5 ngày.

Bên cạnh đó, thuốc Paxlovid của Pfizer, là thuốc dùng đường uống để điều trị bệnh nhân ở mức độ nhẹ đến trung bình với người lớn và bệnh nhi từ 12 tuổi trở lên cân nặng ít nhất 40 kg và Favipiravir do hãng Fujifilm sản xuất cũng có hiệu quả trong việc ngăn chặn quá trình nhân lên của virus và loại bỏ virus khỏi đường thở, ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn và giảm gánh nặng điều trị bằng cách rút ngắn thời gian nằm viện, từ đó hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng.

Với phương pháp tiêm chủng vaccine, phần lớn những người được tiêm phòng đầy đủ và tiêm nhắc lại liều vaccine tăng cường sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong do Omicron. Vì thế, người dân cần thực hiện tiêm chủng đầy đủ và tiêm thêm liều vaccine tăng cường khi đã tiêm 2 mũi vaccine.

Theo chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Mỹ Anthony Fauci, việc càng để nhiều khu vực thế giới chưa tiêm phòng càng lâu, thì virus SARS-CoV-2 càng có nguy cơ biến đổi mạnh. Sự xuất hiện của một biến thể như Omicron sẽ có nguy cơ làm chệch hướng các nỗ lực giúp chấm dứt đại dịch.

Dữ liệu từ các hãng dược lớn trên thế giới gồm AstraZeneca, Pfizer-BioNTech và Moderna cho thấy, mũi thứ ba vaccine Covid-19 của đều cho hiệu quả chống lại biến thể Omicron. Nghiên cứu cho thấy sau khi tiêm ba liều vaccine, mức độ kháng thể trung hòa đã vô hiệu hóa biến thể Omicron tương tự sau liều thứ hai đối với biến thể Delta. Theo đó, mức độ kháng thể trung hòa sau liều thứ 3 cũng cao hơn ở người mắc và tự khỏi bệnh.

Theo đó, tiêm thêm liều thứ ba vaccine Pfizer sẽ làm tăng lượng kháng thể chống lại Covid-19 lên 25 lần. Không chỉ có thế, các nhà nghiên cứu từ Đại học Rockefeller ở New York cũng phát hiện rằng, ở những người đã tiêm mũi tăng cường có mức độ hoạt động của kháng thể trung hòa với Covid-19 cao gấp 38 lần.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, Tiến sĩ Rochelle Walensky, khuyến nghị mọi người từ 18 tuổi trở lên nên tiêm mũi tăng cường khi họ được 6 tháng sau khi hoàn thành đủ hai mũi vaccine của Pfizer hoặc Moderna, hoặc 2 tháng sau khi tiêm mũi đầu vaccine của Johnson&Johnson nhằm tăng cường sự bảo vệ trước biến thể Omicron.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bổ sung thêm phương pháp điều trị Covid-19 tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711653330 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711653330 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10