Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói gì về an toàn thực phẩm?

Hằng Thy 01/11/2018 13:17

Vấn đề an toàn thực phẩm khiến cử tri rất lo lắng và nghi ngờ các chất kích thích tăng trưởng trong thực phẩm từ vật nuôi, cây trồng sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường

Có thể bạn quan tâm

  • 2 giải pháp của Bộ Y tế về an toàn thực phẩm

    12:08, 31/10/2018

  • Quản lý an toàn thực phẩm theo xu hướng thế giới

    16:10, 20/07/2018

  • Thanh Hóa, xử lý gần 1.800 cơ sở kinh doanh vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

    12:55, 13/05/2018

  • Thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 7 địa phương

    08:43, 24/03/2018

  • Chưa thống nhất miễn kiểm tra an toàn thực phẩm

    05:28, 18/03/2018

  • Rút giấy phép doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm

    17:32, 24/02/2018

Trả lời chất vấn của đại biểu Hồ Thanh Bình, đoàn An Giang về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho biết, an toàn thực phẩm là một nội dung rất quan trọng, được sự quan tâm của cả xã hội và cả hệ thống chính trị.

Phải nói, trong thời gian qua có một bước cố gắng lớn và đã đạt được kết quả nhất định. Đặc biệt, sau khi ban hành nghị quyết giám sát chuyên đề Quốc hội, Nghị quyết số 43. Sau khi có nghị quyết ban hành thì Chính phủ đã ra một chương trình hành động để tất cả các địa phương, các ngành, trong đó đặc biệt có 3 ngành y tế, công thương, nông nghiệp phối kết hợp với 63 địa phương cũng như các thành phần kinh tế và toàn bộ xã hội để chúng ta tích cực trong công tác này.

“Chính nhờ sự tích cực chung của toàn bộ xã hội, chúng ta đã có bước tiến”. – ông Cường nhấn mạnh.

Ông lấy dẫn chứng: Năm 2017, chúng ta xuất khẩu khoảng 42 triệu tấn nông sản thuộc nhóm thực vật đi 180 nước. Codex là một tổ chức tiêu chuẩn thực phẩm của Liên hợp quốc thì ra bộ tiêu chuẩn mà riêng về chỉ tiêu giám dịnh về thuốc bảo vệ thực vật có khoảng 385 chỉ tiêu. Các thị trường lớn như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ áp dụng các tiêu chuẩn này để đo lường.

“Nếu như anh có qua được thì mới vào được”. – ông Cường nói.

Theo ông Cường, chúng ta với một khối lượng nông sản như thế chứng tỏ rằng nông sản của chúng ta đã chuyển động theo hướng tích cực. Cùng với đó, các siêu thị của Việt Nam phục vụ cho thị trường 100 triệu dân, từ mẫu mã, hàng hóa cũng có bước chuyển biến tích cực.

“Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn và khó, đòi hỏi phải cố gắng tiếp tục hơn nữa để trước hết vì mục tiêu 100 triệu dân của và sau đó là tiếp tục xuất khẩu. Do đó, vấn đề này 3 ngành sẽ phải cố gắng hơn nữa trong thời gian tới, để làm sao góp phần cùng các địa phương, cùng các thành phần kinh tế và toàn dân, kể cả người tiêu dùng cũng có trách nhiệm để làm tốt hơn công tác này” – ông Cường cho biết.

Liên quan đến chất vấn, ngành nông nghiệp làm gì để phối kết hợp làm giảm ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, người đứng đầu Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn thừa nhận, đúng là sản xuất nông nghiệp của một là hộ nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nếu như kiểm soát không tốt, từ phân bón, từ rác, phế liệu, cát, từ áp dụng không đúng quy trình. Chính vì thế, phải áp dụng đồng bộ tất cả các giải pháp. Ngành đã phối hợp với các địa phương, các thành phần kinh tế.

Một, đầu tiên xác định là phải sản xuất đúng, áp dụng tuân thủ đúng quy trình, giống gì, ở đâu, mùa vụ nào để giảm thiểu chứ nếu không là làm trái vụ, trái giống thì nguy cơ dịch bệnh phải sử dụng các hóa chất, vật tư thì đương nhiên đều gây ô nhiễm môi trường.

Hai, giám sát trong quá trình tổ chức, sản xuất thật tốt để giảm thiểu những dư lượng.

Ba, tổ chức chế biến thật tốt để tận dụng phế liệu phụ biến nó thành tài nguyên, thành nguyên liệu chính. Vấn đề này phải phối kết hợp giữa các ngành, các thành phần kinh tế.

“Vừa qua, chúng ta phải áp dụng đồng bộ tất cả những khâu đó thì mới mong giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát huy hiệu quả kinh tế cao nhất. Tôi biểu dương Bộ Khoa học và Công nghệ đã kết hợp cùng Bộ Công Thương, các tỉnh cũng như các thành phần kinh tế. Riêng về con tôm, vỏ con tôm hiện nay có 2 doanh nghiệp tập trung công nghệ mới để chúng ta sản xuất và hướng lâu dài giá trị của vỏ con tôm và các chế phẩm phụ có thể bằng một nửa, thậm chí ngang bằng giá trị con tôm chính. Đây là một hướng đi, chúng ta đã thành công ở chế phẩm này. Hay nước thải, phế thải của xử lý con cá tra, kể cả nước phèn, bùn, chúng ta làm phân hữu cơ”. – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin thêm.

Vẫn theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân trường, vừa qua, một số doanh nghiệp áp dụng làm rất tốt. Như vậy, hướng của ngành nông nghiệp, cùng với các địa phương, các thành phần kinh tế, biến chuỗi giá trị sâu hơn, không chỉ ở sản phẩm chính mà ngay cả ở các sản phẩm phụ, trấu cũng thành sản phẩm tốt, rơm cũng thành sản phẩm tốt, rồi nước thải con cá tra khi chế biến cũng thành sản phẩm tốt, vỏ tôm cũng thành sản phẩm tốt.

“Đấy là nguyên lý, cách đi để bảo vệ môi trường, để thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo chuỗi giá trị sâu hơn, cạnh tranh với thị trường khi nông sản Việt Nam hội nhập. Theo hướng đó chúng ta phải làm từng bước, nhưng chúng tôi tin tưởng với sự đồng bộ, đồng hành của khu vực Chính phủ, khu vực doanh nghiệp, toàn dân chúng ta từng bước sẽ đảm bảo được mục tiêu đó”. – ông Cường nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói gì về an toàn thực phẩm?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO