Bốn định hướng giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long "cất cánh"

Đình Đại 18/06/2019 11:30

Tại phiên Diễn đàn về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đưa ra 4 định hướng phát triển tổng thể vùng ĐBSCL.

năm

Năm 2018, ĐBSCL tiếp tục đứng đầu cả nước về sản lượng lúa, tôm, cá tra và trái cây, với kim ngạch xuất khẩu đạt 8,43 tỷ USD. Cơ cấu chuyển dịch tích cực theo hướng thị trường thích ứng hơn với BĐKH.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh, trong giai đoạn tái cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt là 2 năm triển khai nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã chủ động vào cuộc quyết liệt nghị quyết này, với 4 nhiệm vụ lớn gồm: Xây dựng Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với Biến đổi khí hậu (BĐKH) vùng ĐBSCL; Rà soát quy hoạch thủy lợi và phòng tránh thiên tai; Xây dựng và triển khai Đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển; Xây dựng và triển khai Chương trình Giống chủ lực ĐBSCL.

Cũng theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, Trong giai đoạn 2016 - 2018, nông nghiệp ĐBSCL đạt tốc độ tăng trưởng GDP 3%/năm, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (2,67%/năm); đóng góp 34,6% GDP toàn ngành nông nghiệp cả nước và 33,5% GDP chung vùng ĐBSCL. Năm 2018, ĐBSCL tiếp tục đứng đầu cả nước về sản lượng lúa, tôm, cá tra và trái cây, với kim ngạch xuất khẩu đạt 8,43 tỷ USD. Cơ cấu chuyển dịch tích cực theo hướng thị trường thích ứng hơn với BĐKH.

Hệ thống thủy lợi và phòng chống thiên tai bước đầu chuyển đổi đáp ứng nền nông nghiệp thích ứng BĐKH. Hệ thống thủy lợi giúp đảm bảo tưới tiêu cho 90% diện tích lúa Đông Xuân – Hè Thu, đồng thời phát triển phục vụ thủy sản và cây trồng cạn.

“Diện mạo nông thôn vùng ĐBSCL được khởi sắc, có nhiều đổi mới. Tính đến hết năm 2018, toàn vùng có 4.29 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 33,3%, gấp hơn 2 lần so với thời điểm năm 2015, bình quân đạt 14,2 tiêu chí/xã, tương đương mức chung của cả nước”. Thứ trưởng Doanh chia sẻ.

Bên cạnh những những kết quả đã đạt được trong thời gia vừa qua, ĐBSCL sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn từ BĐKH và các hoạt động phát triển thượng nguồn.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, nông nghiệp ĐBSCL cần phải khắc phục các hạn chế hiện nay, đó là chuyển dịch cơ cấu và đổi mới tổ chức sản xuất còn chậm, các chuỗi giá trị hoàn chỉnh chưa nhiều. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến, bảo quản chưa tạo được đột phá để nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh. Năng lực thích ứng BĐKH và ứng phó với thiên tai chưa được cải thiện, nhiều mô hình thích ứng còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa có đủ cơ sở về kỹ thuật và thị trường cũng như động lực và hỗ trợ đủ mạnh để nhân rộng.

Có thể bạn quan tâm

  • Khơi thông nguồn vốn đầu tư vào vùng ĐBSCL

    Khơi thông nguồn vốn đầu tư vào vùng ĐBSCL

    07:01, 17/06/2019

  • Lý giải nguyên nhân doanh nghiệp ĐBSCL khó gọi vốn

    Lý giải nguyên nhân doanh nghiệp ĐBSCL khó gọi vốn

    04:05, 08/06/2019

  • Nông, thủy sản ĐBSCLp/đứng ở đâu trong CPTPP?

    Nông, thủy sản ĐBSCL đứng ở đâu trong CPTPP?

    07:24, 23/05/2019

  • Mở “cửa biển” cho ĐBSCL

    Mở “cửa biển” cho ĐBSCL

    16:15, 16/05/2019

  • Vì sao PCI ĐBSCL cao - thu hút đầu tư thấp?

    Vì sao PCI ĐBSCL cao - thu hút đầu tư thấp?

    03:32, 21/04/2019

Nhằm khắc phục những hạn chế trên, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã đưa ra những định hướng phát triển tổng thể toàn vùng ĐBSCL bao gồm:

Một là: Cơ cấu lại nông nghiệp ĐBSCL gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới nhằm tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, thích ứng với BĐKH. Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng nông thôn mới, cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường vùng ĐBSCL.

Hai là: Chủ động thích ứng thay đổi của điều kiện tự nhiên và thị trường, tập trung xử lý các yếu tố nội tại cùng với sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, biến nguy cơ thành thời cơ.

Ba là: Ưu tiên tạo đột phá trong phát triển chế biến và thương mại hóa chuỗi giá trị nông nghiệp và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết ba khâu là Giống, thức ăn cho thủy sản, chăn nuôi và chế biến nông, lâm thủy sản. Đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất cho 3 ngành hàng chủ lực là Thủy sản, trái cây và lúa. Đến năm 2030, làm chủ nguồn gống trong nước và vươn tầm quốc tế. Tăng cường thâm canh bền vững, giảm tối đa sử dụng vật tư phân hóa học, thuốc BVTV, bảo vệ môi trường, đả bảo an toàn VSTP. Phát triển các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho vùng chuyên canh, các cụm, khu công nghiệp chế biến, các hệ thống thương mại hậu cần, chuỗi bảo quản lạnh để kết nối thị trường.

Bốn là: Quy hoạch tích hợp, đa ngành, lĩnh vực, thực hiện đồng bộ các giải pháp “Không hối tiếc” có điều phối liên vùng, liên kết ngành với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị toàn vùng. Huy động nguồn lực tổng thể của nhà nước, các thành phần kinh tế, toàn dân và hợp tác quốc tế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bốn định hướng giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long "cất cánh"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO