Bốn thách thức hủy diệt tham vọng của Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Bên cạnh tham vọng có phần sỗ sàng của nhà cầm quyền, đa phần người dân Trung Quốc chưa hội đủ đặc điểm để trở thành công dân cường quốc lãnh đạo thế giới.

Tài nguyên thiên nhiên ở Trung Quốc bị tàn phá nghiêm trọng

Tài nguyên môi trường ở Trung Quốc bị tàn phá nghiêm trọng

Không ai phủ nhận được những thành tựu mà Trung Quốc đạt được, nhưng cũng chưa có quốc gia nào bị đặt dấu hỏi nhiều như thế. Nội bộ nước này tồn tại quá nhiều vấn đề cần giải quyết trước khi trở thành quốc gia lãnh đạo toàn cầu.

Thứ nhất: Chính vì tham vọng quá lớn là một lực cản. Không một quốc gia nào đặt ra nhiều chính sách vĩ mô, táo bạo và đầy tham vọng như cường quốc châu Á. Một trong những số đó có thể kể ra như: “Vành đai và Con đường” (BRI), “Made in China 2025”, bành trướng lãnh thổ về phía Nam,…

Chính sách lớn buộc phải có hành động lớn, thậm chí bất chấp lợi ích căn bản của các quốc gia liên quan để đạt được mục đích. Đây là đầu mối phát sinh mâu thuẫn, xung đột.

Điển hình như BRI, dự án hạ tầng đồ sộ vắt qua châu Á, quá cảnh tại Nga và tiến vào trung tâm châu Âu. Đáng nói, dự án Trung Quốc không mang đến lợi ích ngang hàng cho các quốc gia nhỏ, vỡ nợ tại Dijbouti, Sri Lanka là những ví dụ.

Hàng nghìn năm nay, Trung Hoa luôn bị đe dọa bởi “tứ di”, tức là các dân tộc ở phía Bắc ở Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, các tộc người này luôn chực chờ vượt qua Vạn lý trường thành tiến về phía Đông - Nam, nơi có điều kiện sinh sống tốt hơn.

Yếu điểm địa chính trị này buộc Bắc Kinh liên tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, luôn tranh thủ cơ hội thâu tóm láng giềng, mặt khác ra sức kìm chế sự phát triển của những cộng đồng người ở phía Tây - Bắc.

Vì vậy, các cuộc xung đột, chiến tranh lớn nhỏ, mâu thuẫn âm ỉ luôn tồn tại với láng giềng. Đặc biệt, sự hung hăng trên Biển Đông khiến cộng đồng quốc tế lên án. Những bất ổn này khiến Trung Quốc tiêu tốn không ít tiềm lực cho quân sự.

Trung Quốc luôn phải đối mặt với các tộc người phía Tây Bắc

Trung Quốc luôn bị đe dọa bởi các tộc người phía Tây Bắc

Thứ hai: Hãy quan sát toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc từ vệ tinh, một quầng sáng rực tập trung ở bờ biển và đồng bằng phía Đông, đó là sự chênh lệch giàu nghèo, trình độ phát triển.

Một vài thành phố siêu lớn như Thâm Quyến, Trùng Khánh, đồng bằng Châu Giang, Vũ Hán, Quảng Châu có mức độ tập trung dân cư rất lớn - họ chủ yếu là lao động tập hợp về từ vùng nông thôn nghèo nàn, bị vắt kiệt sức lao động trong các nhà máy của Apple, Samsung, Volskwagen,…nhận mức lương bèo bọt.

Điều đó cho thấy gì? Trung Quốc vẫn là nền công nghiệp gia công (làm thuê) - không phải là đặc điểm vốn có của nền kinh tế lãnh đạo, dẫn dắt xu hướng, sáng tạo như Anh, Mỹ.

Một quốc gia mới nổi, làn sóng công nghiệp hóa mạnh mẽ đã giúp một bộ phận trở nên giàu có, nhưng phần đông còn lại bị mất sinh kế, buộc phải bán rẻ sức lao động - giúp củng cố lợi thế quốc gia, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn.

Phát triển quá “nóng” làm sụp đổ các giá trị đạo đức xã hội, căn bệnh công nghiệp làm nhạt phai nền tảng văn hóa, tinh thần, bế tắc trong tư tưởng sống,… đó là những ung nhọt trong xã hội Trung Quốc.

Thứ ba: Trung Quốc đang gánh chịu hậu quả nặng nề nhất do ô nhiễm môi trường - hệ quả của việc khai thác tài nguyên nhiên thiên, huy động tối đa nội lực để thực hiện tham vọng vượt Mỹ.

Hơn 700.000 người Trung Quốc chết mỗi năm do ô nhiễm không khí, hàng chục triệu người mắc phải các bệnh như chậm hiểu, trí tuệ giảm sút, đau dạ dày, đau thận, tổn thương não bộ, sinh non... do kim loại nặng thải ra.

Thái Hồ - hồ nước ngọt lớn thứ 3 tại Trung Quốc, phải hứng chịu hơn 1 tỷ tấn nước thải, 880.000 tấn chất thải động vật và 450.000 tấn rác đã đươc chôn xuống lòng hồ. Nguy hiểm hơn, nó vẫn là nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho số dân tương đương 1/3 dân số Việt Nam!

Bên cạnh tham vọng có phần sỗ sàng của nhà cầm quyền, đa phần người dân Trung Quốc chưa hội đủ đặc điểm để trở thành công dân cường quốc lãnh đạo thế giới.

Thứ tư: Trung Quốc vẫn đang ở thời kỳ chuyển đổi mô hình phát triển, từ gia công, lao động giá rẻ, tận dụng tài nguyên thiên nhiên sang chế tạo, sản xuất, nâng chất nền kinh tế.

Nhưng mục tiêu này đang bị Mỹ và châu Âu ngáng đường, nói đúng hơn sau khi bị “đặt vấn đề” bản quyền công nghệ, sở hữu trí tuệ, Trung Quốc đang loay hoay tự lực cánh sinh. Nhưng không dễ!

Đơn cử trong lĩnh vực thiết kế chip, người Trung Quốc hoàn toàn không nắm được công nghệ nguồn, hay như sản xuất vaccine COVID-19, trong khi Trung Quốc sử dụng phương pháp cổ xưa thì Mỹ và châu Âu sử dụng công nghệ mRNA tối tân nhất mang lại hiệu quả cao gấp đôi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bốn thách thức hủy diệt tham vọng của Trung Quốc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713482293 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713482293 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10